oº°¨¨°º Nội Gia Khí Công Dưỡng Sinh Thái Cực Quyền º°¨¨°ºo
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Latest topics
» 42 Taichi Sword Competition - 42 Thái Cực Kiếm perform by Ngân Hà
Vo Lam Vietnam Original Kung Fu EmptySun Jun 27, 2021 3:40 pm by VietKiem

» Địa Điểm Tập Thái Cực Quyền ở Mile Square Park, Miền Nam California, USA
Vo Lam Vietnam Original Kung Fu EmptySun Jun 27, 2021 2:45 pm by VietKiem

» Spear Techniques & Spear 32 Forms
Vo Lam Vietnam Original Kung Fu EmptyThu Sep 21, 2017 11:09 pm by VietKiem

» Wushu 4th Dan 34 Staff Forms
Vo Lam Vietnam Original Kung Fu EmptyThu Sep 21, 2017 11:00 pm by VietKiem

» Wushu Fourth Dan Staff 34 Forms
Vo Lam Vietnam Original Kung Fu EmptyThu Sep 21, 2017 10:50 pm by VietKiem

» Third Dan Wushu Broadsword 18 Form
Vo Lam Vietnam Original Kung Fu EmptyThu Sep 21, 2017 10:36 pm by VietKiem

» WhiteCraneTaichi KungFu - Program
Vo Lam Vietnam Original Kung Fu EmptyWed Sep 20, 2017 10:56 am by VietKiem

» White Crane Taichi KungFu Grand Opening - Whole Program
Vo Lam Vietnam Original Kung Fu EmptyWed Sep 20, 2017 12:21 am by VietKiem

» Yang Taichi 32 Competition Forms - Dương Gia Thái Cực Quyền 32 thức
Vo Lam Vietnam Original Kung Fu EmptyMon Sep 18, 2017 2:03 pm by VietKiem

Who is online?
In total there are 13 users online :: 0 Registered, 0 Hidden and 13 Guests :: 1 Bot

None

Most users ever online was 239 on Fri Apr 09, 2021 1:45 am
Search
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Navigation
 Portal
 Index
 Memberlist
 Profile
 FAQ
 Search

Vo Lam Vietnam Original Kung Fu

2 posters

Go down

Vo Lam Vietnam Original Kung Fu Empty Vo Lam Vietnam Original Kung Fu

Post by Admin Mon Jul 20, 2009 3:03 pm

Source from: http://en.wikipedia.org/wiki/Volam_Vietnam

_____________________________________________________________

Vo Lam Vietnam--Budhist Cultural Art of Vietnam--Martial Art of Vietnam

Vo Lam Vietnam Original Kung Fu is an ancient art of self preservation. It was developed by three bhiksus--fully ordained Buddhist monks--from the land of snow, modern day Tibet, over 3,000 years ago. The teachings had been considered a secret martial arts system that was propagated only among priests, monks and kings for centuries within monasteries in what are now the countries of Tibet, Siberia, Thailand, Malaysia, Vietnam, Indonesia and China.

It first went public in AD 1460 under the leadership of King Le-Thanh-Ton of the Le Dynasty. Dissemination of the art was tremendously increased in 1820 when King Gia Long Nguyen Anh established two massive martial arts training halls named Anh Doanh and Giao Doung in Hue, Central Vietnam in Thua Thien province which served as the new capitol city of Vietnam. Since then, the system has produced thousands of Kung Fu experts, many of them being high ranking officers in the ancient armed forces charged with the duty of defending the territories of modern day Vietnam.

The system's intent is to train people to use human physical force in the most efficient manner and is the only school that is still teaching the Black Gate techniques known as Huyen Mon. The three main aspects of the Black Gate techniques integrate breathing techniques known as Qui Cong with Internal Power known as Noi Cong and vital points striking. Besides being rated as one of the most efficient fighting system in the world, the system holds the record of being one of the safest to train in while still providing dynamic progress. This unique aspect of Vo Lam Vietnam was a direct result of the learning objectives established by the monks that created the system. These objectives included: giving, virtue, renunciation, wisdom, determination, energy, patience, truthfulness, friendliness and equanimity.

Outside of the western world, Vo Lam Vietnam is often referred to as the "Eighteen Fist Form of the Arhats". According to texts compiled by the Mahayana Buddhist community, the original 16 disciples of the Shakyamuni Buddha vowed that as long time remains and as long as space remained, they too would remain to dispel the miseries of the world. The spirit of the original arhats are invoked each time a practitioner repeats one of the eighteen physical form mandalas of Vo Lam Vietnam original kung-fu.

Volam Kung Fu is also considered a "traditional" style owing to its ancient roots. This is characterized by deep, low stances. Critics of the art point out that there are many areas of teaching the do not apply in the real world.

The art is designed to strengthen the body via forms or katas, as well as with breathing exercises. Volam Kung fu is considered a hard style, much similar to Karate or Tae Kwon Do. This is opposed to a soft or circular style like Aikido or Tai Chi.

Repetition of the breathing exercises, usually while the practitioner is in the Horse stance, develops the front thigh muscles as well as upper arms. Weight is added, in the form of copper rings, when the student is advanced enough. Usually around brown belt.

Unlike most martial arts, the student starts training as a yellow belt. This is equivalent to a white belt. Progression of the colors according to level goes as follows: Yellow, Green, Blue, Brown, Black.

Next Levels after black are depicted by a strip for every degree. 1st degree, one stripe, 2nd degree, two strips and so forth.

Generally, the first belt or level is considered the hardest due to the shear volume of things the new student must learn:

Stances which include bow and arrow, the cat stance, kneel stance, crane stance and horse stance.

The first form or kata. Of which There are 8 Main forms. A very trademark property of the Volam Kung Fu Forms is that each of the 2 forms go together. 1 and 2, 3 and 4, and so forth. Basically, what this means, is that two different practitioners can face each other directly and engage in a choreographed mock fight. For example, one student can perform form 1 directly in front of another student whom is simultaneously performing form 2. The result is a series of strikes with matching blocks from both practitioners that looks much like a dance. Not only does this make an impressive display, the simultaneous coop forms gives the student very early familiarity of the type of contact that a physical altercation can have. The synchronous movements with a different person teaches timing, tempo, and execution of techniques while keeping the practice session safe and controlled. This unique property of the art makes Vo Lam Kung Fu very hard to teach and practice fully alone.

The first animal form. Of which there are 5, dragon, snake, tiger, leopard, crane. These animal forms string together, one after the other as the student advances until all 5 animal forms are performed one after another. In effect, this becomes, almost a progressive aerobic exercise; as the animal form lengthens in relation to the knowledge of the student.

Basic striking Techniques which include hand strikes: punching, palm strikes, claw strikes and elbow strikes. And leg strikes: snap front kick, side kick, roundhouse kick, hook kick, spin kick, back kick, knee, inside crescent kick, and outside crescent kick.

Grappling hand defenses. "What if" situations like: 7 ways to escape a headlock. How to escape a basic grab via joint locks, and hand/body manipulation.

Breathing exercises which include 8 deep breathing progressions as well as the 5 internal power or as stated "Noi Cong".

A student normally takes 18 months to earn his or her way past the first yellow belt. Each other belt color, with the exception of brown belt, usually takes 6-12 months. Most advances in level/color involve:

Learning another form or kata.

Adding another animal to the animal forms.

The Bo Staff Form.

This forms the core of Vo Lam Kung Fu's training. As previously stated, there are 8 total forms, 5 animal forms, and 1 Bo Staff form. This makes a total of 14 forms. The dual forms, or forms performed simultaneously with another student count for another 4 forms; making the total number of basic forms 18.

Bo staff techniques.

More Grappling Hand Defenses.

More Breathing Exercises.

Basic tumbling. Basically a cartwheel, break fall techniques, and a front shoulder roll (which is affectionately termed "the ninja roll."

The testing for level advancement is comprehensive. The student must be able to demonstrate strong familiarity with all previous teachings, techniques, forms and so forth. Actual mastery is never expected of the student, however, the brown belt level and up requires "clean" techniques.

Upon reaching black belt level, the emphasis of training moves in an entirely different direction. A normal practice session then becomes a cursory walkthrough of prior lessons. Afterward, breathing exercises, and "internal power" become the main focus of the student.

_________________________________________________________

Admin
Admin

Posts : 47
Join date : 2009-07-19

http://taichi.friendhood.net/forum

Back to top Go down

Vo Lam Vietnam Original Kung Fu Empty Nguồn gốc Võ Lâm Chánh Tông -- Đại lão sư Ðoàn Tâm Ảnh

Post by VietKiem Tue Jul 21, 2009 1:56 pm

================================================================
http://miscellaneous-land.over-blog.net/article-24275386.html
Vendredi 31 octobre 2008
Võ Lâm Chân Truyền (1)
Nguồn gốc Võ Lâm Chánh Tông
Đại lão sư Ðoàn Tâm Ảnh
Hội Trưởng Hội Võ Lâm Việt Nam


Vo Lam Vietnam Original Kung Fu Founde10
Ở đây không nói đến các phái trong giới võ lâm, mà là đại lược tiền khởi Võ Lâm phát nguyên từ Tây Thiên Trước.
Thời xưa từ đó sang đây, từ nước nầy qua nước khác đi bằng chân hoặc là ngựa phải trải qua núi cao rừng thẳm, gặp nhiều trở ngại bởi thú dữ cường sơn, người mà vượt hải băng sơn thi hành nhiệm vụ nếu không có bản lãnh võ thuật cao cường thì làm sao giữ vẹn bản thân mà đoạt thành lý tưởng. Cho nên hội truyền đạo xứ Tây Thiên họ phối hợp với những vị cao sư võ thuật nghiên cứu sáng tạo ra một lối võ tay (quyền thuật) để đào tạo cho các vị cao sư thiện chí đầy đủ ba phương diện : đạo hạnh, kiến thức, võ thuật để xuất dương truyền đạo. Thời ấy sáng tạo ra 18 bài võ lấy tên La Hán gọi là Thập bát La Hán quyền, chia làm thượng hạ 10 bài Ðại La Hán, 8 bài Tiểu La Hán, lợi dụng cơ hội đi đến đâu chủ trương dạy võ lấy cơ hội đó đem người về quy y nhà Phật. Rồi một thời gian lựa chọn môn sinh, nếu được thì dào tạo cho họ đầy đủ ba phương diện nói trên để thành nhà sư thuần túy mà nối truyền thiếu lâm đạo Phật.

Nơi nào có đạo Phật là có võ ngày càng lan rộng. Bởi muốn mở mang nhà Phật nên sáng tạo môn quyền, gọi là Phật gia quyền môn. Muốn đạo Thiền bành trướng nên chủ trương dạy võ, Võ Lâm mãi mãi nhiều năm nhờ công đức của thập nhị sư truyền mà càng ngày càng lớn mạnh. Ðức Ðạt Ma, cũng là một trong thập nhị sư truyền. Nói về môn phái thì ngài là tổ sư của Nam Bắc phái Thiếu Lâm tự, ngài sang Tàu trước tại núi Mã Dương Lãnh, chùa Bạch Vân Tự, tỉnh Sơn Ðông. Sau ngài xuống miền nam nước Tàu, tỉnh Phúc Kiến, núi Tung Sơn. Ngài sửa ngôi cổ miếu thành chùa Thiếu Lâm Tự rồi chia ra Nam và Bắc phái Thiếu Lâm. Từ đó Võ Lâm vô cùng bành trướng cả vùng Ðông Nam Á.

Nhưng một điều làm cho người phân chia võ nầy võ nọ là mỗi dân, mỗi nước, mỗi xứ, mỗi miền đều biến chế cho phù hợp với mỗi địa phương như Ðại Hàn, Nhật Bổn, Việt Nam đều có sự chế biến đến đỗi nội trong nước Trung Hoa mà còn có nhiều phái.
Ai biết điều nầy xin đừng cho là võ Tiều, võ Hẹ, võ Hàn, võ Nhật, võ Việt Nam, vì dù cho như vậy nhưng cũng nhớ là trong giới Võ Lâm mà thôi.
Một bằng cớ tôi đem ra đây đại diện cho các sự khác :
Bài võ Việt Nam gọi là bài Ngũ Môn, và bài võ Tàu gọi là bài Long hổ hội kỳ sơn tính cách hai bài diễn hệt nhau, mà mỗi bài danh từ kỹ thuật lại khác. Một bên đọc thiệu, một bên nói tên đòn, nhưng cũng cùng chung một nghĩa như là :

VIỆT :
Chấp thủ Quan Âm
Bái tầm long thế
Quyền khai hổ khẩu
Bái nhục địa lôi

Còn bài Tấn Nhất Trung Bình của Việt thì :
Tấn nhất trung bình đả số phiên
Tế thiên giáng địa thích đơn tiên
Tả tạ tả hữu giai trùng nhị
Phụng khởi tề mi phục võ truyền
Xà hành đích thủy hươi côn đả...

TÀU :
Quán Âm thủ kính
Huỳnh long xuất thế
Tả phục hổ quyền
Lôi công giáng địa

Bài Tấn Nhất Tàu gọi là bài Xà Hành Chảo Thủy :
đòn : Ngư phủ điếu ngư
đòn : Ðộc trụ kình thiên
đòn : Bạch hổ ẩn thân
đòn : Song phụng phi thiên
đòn : Ðiểm thủy thanh bình

Còn bài Thích Thế Trung Bình Việt Nam, Tàu gọi là bài Thiết Côn Khai Thạch đọc có một số trùng nghĩa là 7 câu giữa bài như là :

Việt
Sang tiên giáng lụa tợ dường sơn băng
Cò bay hai cánh thẳng giăng
Ô long dù mạnh cũng thua châu vằn
Xà hành thế hiểm không ngằn
Ðích thủy phục hổ trổ tài song nha
Ngu cơ biến thế tiên sa
Ngã mình nằm xuống biến qua thanh xà
Kim kê tiếp kẻ gần nhà

Tàu
đòn : Sang thiên tam đả
đòn : Ðại bàng chuyển dực
đòn : Hắc long trầm để
đòn : Bạch xà thám huyệt
đòn : Bạch hổ cứ sơn
đòn : Thanh xà uốn khúc
đòn : Mãnh xà lăng lộ
đòn : Kim kê độc bộ


Ðó là sơ lược vài bài vài câu thôi, ai học sẽ biết hơn tôi nữa. Còn võ mà tôi dạy đây không theo phái nào đã có sửa chế, mà là chánh tông, không phải các vị sư tôn tạo chế, hoặc biến chế là do một sự suy nghĩ nào mà chế ra, hoặc họ nương theo bài nào mà sửa chữa, hoặc thêm hoặc bớt.
Lối võ nầy có khí, có lực, có nhu, có cương, có bộ mã sanh, mã tử, đủ môn quyền cước, đủ 47 đòn căn bản chuyên luyện tràn né tránh nhường, lòn trốn khéo khôn, phản công mau lẹ, khi xử dụng các bài võ nầy nhìn thấy bộ pháp khi cố định nặng nề vững chắc, lúc di động nhẹ nhàng chợt đông sang tây, chợt nam qua bắc, nhanh lẹ như chớp. Về thân pháp thì lúc đứng lúc ngồi, lúc nhẩy lúc nhào, lúc nằm lúc lăn.

Về quyền pháp hai cánh tay nhẹ nhàng mềm mại, thu vô, thò ra, đảo lên, luồn xuống, thượng ngăn, hạ chận, công tiền thì yểm hậu, xung tả thì kết hữu. Về cước pháp thì phóng ra liên tiếp, làm cho lòa mắt của địch, họ khó ngăn khó đón, khó nhận đưọc là công hay thủ, cũng khó phân biệt thế chi, miếng chi, thật là một lối võ người bé yếu dễ bề tập luyện, một lối võ lấy nhu áp cương, dù thấy bộ môn nhu nhược nhưng thế đòn hiểm sâu ác độc. Hễ chạm được một quyền một cước thì kết thúc trận đấu ngay.

Trong giới giang hồ nghe Côn Lôn chánh thống thì người ta nễ mặt. Vậy muốn học lối võ nầy phải học những gì ?
Ðó là câu hỏi xuất phát từ trong lòng người học võ, cũng là câu hỏi đặt ra trong chương trình mà tôi đã nói.
Vậy đi tôi mạo muội những lời thô sơ mộc mạc tiếng nói mẹ sanh để giúp cho thanh niên ham võ để biết được câu hỏi nầy mà biết sự sai đúng của bài quyền thế võ, và có một phương pháp tập võ hữu hiệu hơn.



Les origines du Võ Lâm
L'Art martial de la forêt (Võ Lâm) est une célèbre boxe vietnamienne, très présente, tant en France qu'au Viêt-Nam. Plusieurs écoles ont incorporé ses noms de techniques ou ses enchaînements, en les modifiant plus ou moins.
Selon l’ouvrage Thập bát La hán quyền (de Đoàn Tâm Ảnh et Hàng Thanh, paru en 1973), il y est précisé que :
1) Maître Đoàn Tâm Ảnh ( son véritable nom: Nguyễn Văn Sáu ) a appris en 1913 avec Mộc Đức Thiền Sư au temple Phi Lai, sur le mont Mã Dương dans le Nord de la Chine.
2) Les professeurs de Võ Lâm n’acceptant que quatre élèves en tout et pour tout, Nguyễn Văn Sáu fut le quatrième et dernier élève de son professeur.
.
Selon le roman Lã Mai Nương (de Tề Phong Quân, publié dans les années 60) :
1) L'école Thiếu Lâm Bắc Phái est implantée sur le mont Mã Dương, dans le Sơn Đông (Shandong).
2) Le professeur n’accepte que quatre élèves.


En 1993, dans son livre Thập bát La hán quyền toàn tập (co-écrit avec Lạc Việt), Maître Nguyễn Văn Sáu reconnaît sans détour qu’il a créé les 72 techniques de base (Thất thập nhị huyền công) de son style, ainsi que les 12 Tiểu xà quyền (en fait 12 enchaînements, plus un nommé Liên hoán), et les 18 La hán quyền.
Le programme du Võ Lâm est en effet :
_72 techniques de base
_18 La hán quyền
_13 enchaînements Tiểu xà quyền





Lời của Đại lão sư ĐTA ( trích từ Sổ tay Võ thuật ): " Yêu thích võ thuật từ nhỏ , khoảng năm 12 tuổi , tôi được Mộc Đức Thiền Sư nhận làm đệ tử đưa về Phi Lai Tự ( Sơn Đầu - Trung Quốc ). Trong những năm tháng xa quê hương , tôi đươc học Phật pháp , Thiền và Côn Lôn Bắc phái cùng Mộc Đức Thiền Sư , và luyện tập Thiếu Lâm Nam phái do thầy Trường Giang Mạnh Vũ truyền thụ .Mười mấy năm khổ luyện theo sự chỉ dẫn tận tâm của 2 vị chơn sư , tôi đã quay lại quê nhà .....đến năm 1954 mơi bắt đầu mở lớp dạy võ tại Cần Thơ và Sài Gòn.
Trong 6 năm đầu tiên , tôi dạy các bài thảo : Thập bát La hán quyền , Cửu ngũ Tam vương Hội Bát tiên , và Thập nhị Xà quyền. Từ năm 1961 đến năm 1975 , tôi chuyển sang dạy các đòn thế căn bản : Thất Thập nhị huyền công tức là 72 thế công thủ phản biến ...
Ngoài việc huấn luyện ở Sài Gòn , và các tỉnh miền Trung , miền Tây , tôi còn dành thời gian viết sách truyền lại những tinh hoa Võ Lâm Chánh Tông ."


Về mục đích học võ, ĐLS nói : "dù ngày nay là thời đại của súng đạn, nhưng luyện tập võ thuật vẫn luôn là một yêu cầu cần thiết vì :
Học võ để được ba điều hay,
Hoãn lão, trường sanh, sống lâu ngày,
Ba môn tự vệ, hộ thân đó.
Trung hiếu đạo người, không đổi thay."


Tiên phong siêu phàm
đây là bài thơ mừng thọ (100 tuổi), trong buổi tiệc mừng Đại thọ Lão Sư (tại xã Bà Điểm, huyện Hốc môn, Sài Gòn Tp HCM, vào ngày 09 tháng 2 năm 1999, chuẩn bị đón Xuân Kỷ Mão) :

"Một kiếp lênh đênh, một kiếp người,
Không màng danh lợi, chọn thảnh thơi.
Giang hồ sơn thủy, làm tổ ấm,
Chòi tranh vách lá, chốn nghỉ ngơi.
Võ công thượng thặng, sưu tầm luyện,
Truyền khắp mọi nơi, để lại đời.
Bước vào trăm tuổi, chân còn vững.
Cháu con, đệ tử, nở nụ cười."

VietKiem

Posts : 407
Join date : 2009-07-19

https://taichi.forumotion.com/forum

Back to top Go down

Vo Lam Vietnam Original Kung Fu Empty Thất Thập Nhị Huyền Công hay 72 thế Căn Bản Võ Lâm

Post by VietKiem Tue Jul 21, 2009 1:58 pm

http://miscellaneous-land.over-blog.net/article-24778260.html

Samedi 15 novembre 2008
Võ Lâm Thất Thập Nhị Huyền Công (2)

Vo Lam Vietnam Original Kung Fu Vosu_d10

Vào năm 1911, ngài Mộc Đức Thiền Sư, một trong nhưng vị cố vấn cho Tôn Dật Tiên đã thu nhận bốn đồ đệ người Việt Nam như Trần Tần Chân Nhân, Thiện Tảo Đạo Nhân, Tư Hớn Cư Sĩ, và Thiện Tâm Thiền Sư. Về sau bốn vị này góp công lớn vào việc phát triển ngành thiền tông và võ lâm tại Việt Nam.

Riêng về Thiện Tâm Thiền Sư, tên thật là Nguyễn Văn Sáu, hiệu Đoàn Tâm Ảnh, sinh năm 1900 tại Bạc Liêu, Nam Việt Nam.
Sau mười tám năm được theo thầy Mộc Đức Thiền Sư để học võ lâm và thiền tông tại chùa Phi Lai Tự, miền Bắc Trung Hoa, ông trở về Việt Nam vào năm 1930 mở trường dạy võ thâu nhận môn đồ. Đồng thời, ông cùng một số nghĩa sĩ âm thầm thành lập đảng Sao Trắng với tinh thần nghĩa hiệp giúp đỡ dân lành, đã làm cho những tay cường hào ác bá và chính quyền Pháp phải nhiều phen bối rối, tại miền lục tỉnh Hậu Giang, Nam Việt Nam.
Năm 1960, để hưởng ứng phong trào thanh niên võ thuật, ông đã chính thức thành lập Hội Võ Lâm Việt Nam và sau đó thu nhận được bốn vị đệ tử tâm đắc như Giáo Sư Vũ Đức, Giáo sư Hùng Phong, Giáo Sư Hàng Thanh, và Giáo sư Nguyễn Thiên Tài.


Thất Thập Nhị Huyền Công
Thất Thập Nhị Huyền Công là 72 thế Căn Bản trong Võ Lâm Việt Nam và chia làm Tam Pháp ( Bộ Pháp, Cước Pháp, và Thủ Pháp)


I_ Bộ Pháp: gồm 3 bộ tấn Thượng, Trung, và Hạ.

A. Thượng Bộ Tấn: gồm 3 môn tấn.
Lập Tấn
Hạc Tấn
Độc Hành Vũ Tấn


B. Trung Bộ Tấn: gồm 5 môn tấn.
Trung Bình Tấn hay Kỵ Mã Tấn
Đinh Tấn
Chảo Mã Tấn
Xà Tấn
Âm Dương Tấn



C. Hạ Bộ Tấn: gồm 4 môn tấn.
Qui Tấn
Hạ Mã Tấn
Xà Tạ Tấn
Ngọa Tấn





II_ Cước Pháp: gồm 4 bộ: Tiền Cước, Hậu Cước, Hoành Cước, và Phi Cước, gọi chung là tứ cước.

A. Tiền Cước: gồm 9 môn.
Độc Tiêu Cước
Kim Tiêu Cước
Thiết Tiêu Cước
Long Thăng Cước
Bàng Long Cước
Đảo Sơn Cước
Tảo Địa Cước
Tảo Phong Cước
Lôi Công Cước



B. Hậu Cước: gồm 3 môn.
Hổ Vĩ Cước
Câu Liêm Cước
Nghịch Mã Cước


C. Hoành Cước: gồm 3 môn.
Đảo Ngoặc Cước
Lưu Vân Cước
Song Phi Liên Hoàn Cước



D. Phi Cước: gồm 3 môn.
Thăng Thiên Độc Cước
Đồng Tước Song Phi Cước
Song Phi Hồ Điệp Cước
Tổng cộng tứ cước gồm 18 môn đá gói ghém tất cả các diêu động của đôi chân. Ngoài ra những thế liên hoàn cước khác đều do sự biến hoá của những thế chánh mà ra.

III_ Thủ Pháp: gồm có 6 bộ: Thủ Chỉ, Hùng Chưởng, Phượng Dực, Thôi Sơn, Cương Đao, Tuyệt Quyền (Bát Tuyệt Môn Quyền).

A. Bộ Thủ Chỉ: gồm 5 môn.
Tứ Chỉ Dương Hầu
Song Chỉ Thu Châu
Tam Chỉ Thần Ưng
Độc Chỉ Cương Dương
Ngũ Chỉ Thu Đào


B. Bộ Hùng Chưởng: gồm 5 môn.
Thần Thông Thượng Chưởng
Mãnh Công Độc Chuởng
Âm Dương Pháp Chuởng
Song Long Thần Chuởng
Lôi Công Hạ Chuởng



C. Bộ Phượng Dực: gồm 7 môn.
Phượng Dực Ẩn Long
Phượng Dực Loan Đài
Phượng Dực Thần Xà
Phượng Dực Kim Chung
Phượng Dực Bạt Hổ
Phượng Dực Bạt Phong
Phượng Dực Hoành Phong



D. Bộ Thôi Sơn: gồm 8 môn.
Thôi Sơn Cổn Cầu
Thôi Sơn Tả Chi
Thôi Sơn Hữu Dực
Thôi Sơn Ưng Trảo
Thôi Sơn Lộng Tiền
Thôi Sơn Khắc Thủ
Thôi Sơn Khoá Hậu
Thôi Sơn Bán Hạ



E. Bộ Cương Đao: gồm 9 môn.
Cương Đao Trảm Thạch
Cương Đao Phạt Mộc
Cương Đao Lia Cành
Cương Đao Khai Vị
Cương Đao Sát Thích
Cương Đao Diệt Khí
Cương Đao Khai Môn
Cương Đao Phạt Thảo
Cương Đao Trảm Xà



F. Bộ Tuyệt Quyền: gồm 8 môn.
Hoạch Sa Hạ Quyền (nếu mở bàn tay ra gọi là Cương Đao Hoạch Sa)
Bình Phong Bạt Quyền
Điểm Thủy Thủ Quyền
Âm Dương Song Quyền
Xà Hành Nhuyễn Quyền
Kim Báo Đảo Quyền
Hổ Trảo Giáng Quyền
Giao Long Khắc Quyền
Thủ Pháp gồm 42 môn, Cước Pháp gồm 18 môn, và Bộ Pháp gồm 12 môn thì tròn 72 môn. Gọi là Thất Thập Nhị Huyền Công hay 72 thế Căn Bản Võ Lâm.

===============================================================

VietKiem

Posts : 407
Join date : 2009-07-19

https://taichi.forumotion.com/forum

Back to top Go down

Vo Lam Vietnam Original Kung Fu Empty A. TỨ LINH QUYỀN

Post by VietKiem Tue Jul 21, 2009 2:05 pm

===============================================================
Source from: http://www.vovinamus.com/forum/showthread.php?t=82
Nguoi Post: Nguyễn Dương Linh Vũ

NHỮNG MÔN QUYỀN CỦA MÔN PHÁI
VÕ LÂM CHÁNH TÔNG ĐOÀN TÂM ẢNH


Ngoài 2 môn quyền nổi tiếng là Thập bát La hán quyền 18 bài và Thập nhị xà quyền 12 bài, Lão võ sư – Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh còn truyền lại cho thế hệ chúng ta 9 môn quyền nữa như:

1.- Tứ linh quyền 4 bài.
2.- Bát môn kim tỏa quyền 4 bài.
3.- Tứ tuyệt quyền 4 bài.
4.- Ngũ lộ mai hoa quyền 5 bài.
5.- Ngũ hành quyền 5 bài.
6.- Linh thú ngũ quyền 5 bài.
7.- Âm dương quyền 6 bài.
8.- Bát tiên quyền 8 bài.
9.- Bát quái quyền 8 bài.

Cộng tất cả là 79 bài quyền, Nguyễn Dương Linh Vũ sẽ lần lượt trình bày với bạn đọc những môn quyền nổi tiếng của môn phái Võ lâm chánh tông Đoàn Tâm Ảnh.

*******************************************************************************************

A. TỨ LINH QUYỀN

Tứ linh quyền gồm có 4 bài:

1.- Ô Long bái vĩ.
2.- Kim Lân vũ trảo.
3.- Linh Qui lạc hải.
4.- Phượng lạc kỳ sơn.

Bài 1 và 2 sẽ đấu với nhau, gọi là võ đấu.

Bài 3 và 4 không đấu với nhau, gọi là võ thế.

Mỗi bài đều luyện 4 mặt theo thứ tự trái, phải, trước, sau.
Khi nhuần nhuyễn thì sẽ tập đấu bài 1 với bài 2.
Bài 3 và bài 4 sẽ luyện rời từng thế.

Bái tổ: Chân trái sang trái - nghỉ. Chân trái sát chân phải - nghiêm. Nghiêng người 15 độ, nhìn thẳng tới trước - chào.
Hai tay lên hông, quyền phải vòng qua chưởng trái, đưa lên trước mặt - vòng tay, hai tay thẳng tới trước hai lưng bàn tay áp nhau, cuốn vòng xuống về hông - ngoai tay.

Bài 1.- Ô LONG BÁI VĨ

1/- Trái lên tay phải tống quyền -> Chân trái lên Đinh tấn, tay phải đấm thẳng.
2/- Tréo tay nả thủ bỗng liền đỡ cao -> Hai tay tréo, tay trái ngoài đỡ lên cao khỏi đầu.
3/- Kim tiêu chân phải đá sau -> Tay trái dựng chưởng che ngực, tay phải kéo từ vai trái xuống ngoài gối phải, chân phải rút gối cao đá thẳng tới trước.
4/- Phải lui tay trái diềm mau tức thì -> Chân phải lui, tay trái kéo từ vai phải xuống gối trái.
5/- Đổi chân phải phải lia cành đi -> Nhún cao tràn tới, đáp xuống chân phải trước, tay trái bảo vệ mặt chụp ngang xuống ngực phải, cùng lúc tay phải đánh sống cạnh bàn tay
vào thái dương đối thủ.
6/- Tay trái gạt thủ vậy thì cho mau -> Tay trái bảo vệ mặt gạt từ vai phải qua trái, nắm tay phải che ngang trán chỏ thẳng về phía sau.
7/- Đảo sơn chân trái đá sau -> Tay phải dựng chưởng che ngực, tay trái kéo từ vai phải xuống ngoài gối trái, chân trái đá vòng tới.
8/- Trái lui tay phải tạt mau kịp kỳ -> Để chân trái xuống phía sau, cánh tay phải đứng tạt mạnh từ phải sang trái, nắm tay trái thủ dưới chỏ phải.
Bái tổ sau khi đánh 4 mặt.


Bài 2.- KIM LÂN VŨ TRẢO

1/- Trái lui tay trái gạt liền -> Chân trái lui, tay trái bảo vệ mặt gạt từ vai phải qua trái, nắm tay phải cao ngang trán chỏ phải thẳng về phía sau.

2/- Tống quyền tay phải theo liền một khi -> Tay phải từ trán đấm thẳng tới.

3/- Phải lui tay trái diềm đi -> Chân phải lui, tay trái kéo từ vai phải xuống trước gối trái.

4/- Hổ vĩ chân phải vậy thì đá mau -> Xoay lưng 180 độ, hổ vĩ cước phải xoay người tiếp 180 độ, để chân phải xuống trước.

5/- Hai tay khắc thủ coi nào -> Bàn tay trái từ lỗ tai trái đỡ ra bảo vệ mặt chặn cổ tay đối thủ, cùng lúc tay phải kéo vào ngay khớp chỏ đối thủ.

6/- Xoay lưng chỏ trái đánh vào hoành phong -> Xoay người 360 độ ngược chiều kim đồng hồ, chân đứng xàtấn, xoay lưng chỏ trái vào mặt đối thủ.

7/- Phải lui trái tạt phản công -> Xoay người trở lại 360 độ, chân phải lui, dựng đứng tay trái tạt mạnh từ trái sang phải đỡ cú đá vòng.

8/- Đổi chân trái đá bàn long theo liền -> Chân phải lên sau chân trái, chân trái đá ngang tới trước, để chân trái xuống phía sau. Khi luyện thuần thục đòn số 8 đổi thành bay đá ngang.

* Khi luyện thuần thục, bài 2 đấu với bài 1.


Bài 3.- LINH QUI LẠC HẢI

1/- Tảo phong chân trái tạt qua -> Chân trái thẳng gối, cạnh bàn chân hất lên cao tạt từ phải qua trái, để chân xuống phía trước.

2/- Chỏ trái gối phải mặn mà xuống lên -> Tay phải bảo vệ mặt gạt từ vai trái qua phải tóm tay đối thủ kéo về hông, cùng lúc gối phải lên xéo về chỏ trái, chỏ trái xuống xéo về gối phải.

3/- Tạt phải chỏ trái làm nên -> Chân phải để xuống trước quá về bên trái, cánh tay phải đứng tạt mạnh từ phải sang trái, xoay người 360 độ xàtấn chỏ trái hoành phong vào mặt đối thủ.

4/- Phải lui hạ bộ vững vàng long phi -> Xoay trở lại 360 độ, chân phải lui ngồi chồm hổm, hạ gối trái sát đất, tay phải gạt lên che đầu, tay trái gạt xuống cặp đùi trái - hạ mã, chân trái đá thẳng bay cao đá chân phải, đáp xuống chân phải trước – đinh tấn.

5/- Trái bám phải lia hầu đi -> Tay trái bảo vệ mặt chụp từ trên xuống ngang nách phải, tay phải hất sống cạnh bàn tay khép ngón cái vào cổ đối thủ.

6/- Trái lên phải gạt chỏ thì tam kha -> Tay phải bảo vệ mặt gạt từ vai trái qua phải, chân trái lên đinh tấn nghịch chỏ trái từ trên cao xuống trước ngực.

7/- Xoay lưng lưu vân cho ta -> Xoay người 360 độ, móc ngang gót phải 360 độ.

8/- Câu liêm phải lót móc qua tròn về -> Chân phải lên sau chân trái, móc gót trái lên hạ bộ đối thủ, để chân trái xuống phía sau.

* Muốn hiểu rõ ý tứ từng thế, xin mời tham khảo Thất thập nhị huyệt công.


Bài 4.- PHƯỢNG LẠC KỲ SƠN

1/- Trái lui diềm thủ lưu vân-> Chân trái lui, tay phải kéo từ vai trái xuống trước gối phải, xoay người 360 độ, móc gót trái 360 độ, để chân trái xuống phía sau.

2/- Tiến nghịch tay phải rất cần khai âm -> Chân trái lên sau chân phải xà tấn, chưởng trái che cổ, nắm búa phải hất lên hạ bộ đối thủ.

3/- Chân phải câu liêm hạ âm -> Chân phải móc gót lên hạ bộ đối thủ, để chân xuống phía sau.

4/- Tay trái gạt thủ đúng tâm tống quyền -> Đinh tấn chân trái trước, tay trái bảo vệ mặt gạt từ vai phải qua trái, tay phải đấm thẳng vào chấn thủy.

5/- Khắc thủ hoành phong phải liền -> Tay phải từ lỗ tai phải bảo vệ mặt chém ra cổ tay đối thủ, tay trái kéo vào ngay khớp chỏ đối thủ làm cho gãy tay, xoay người 360 độ xà tấn chỏ phải ngang tới, dựng chưởng trái che dưới nách phải.

6/- Tay phải bám thủ, phải liền bàn long -> Xoay người trở lại tay phải bảo vệ mặt chụp ngang xuống nách trái, chân phải đá ngang tới trước.

7/- Văn tấn trảm quyền trái xong -> Rút chân phải về tréo trước chân trái xà tấn, 2 tay gạt ra 2 bên phía trước sau, nhảy cao xoay người 360 độ đáp xuống chân trái trước, tay trái chém thẳng từ trên xuống đến sống mũi đối thủ.

8/- Bay cao nghịch giáng tấn công trọn bài -> Xoay người 360 độ, chân phải rồi chân trái bay cao nghịch, nện gót từ trên xuống.

Bài Tứ Linh Quyền được diễn 4 mặt trên sơ đồ hình chữ thập, sau khi bái tổ ta đánh về hướng bên trái bài 1 Ô Long Bái Vĩ, kế đến là hướng bên phải bài 2 Kim Lân Vũ Trảo, phía trước mặt đánh bài 3 Linh Qui Lạc Hải, hướng sau lưng bài 4 Phượng Lạc Kỳ Sơn, Kết thúc bài xoay về hướng trước mặt Bái tổ.

Đối với các võ sinh có sức khỏe ta ghép 4 bài vào 1 mặt, đánh 4 mặt.

* Muốn hiểu rõ ý tứ từng thế, xin mời tham khảo Thất thập nhị huyệt công.

*******************************************************************************

VietKiem

Posts : 407
Join date : 2009-07-19

https://taichi.forumotion.com/forum

Back to top Go down

Vo Lam Vietnam Original Kung Fu Empty B. BÁT MÔN KIM TỎA QUYỀN

Post by VietKiem Tue Jul 21, 2009 2:06 pm

Source from: http://www.vovinamus.com/forum/showthread.php?t=82
Nguoi Post: Nguyễn Dương Linh Vũ


B. BÁT MÔN KIM TỎA QUYỀN

Bát môn kim tỏa quyền gồm có 4 bài:

1.- Trực Tả quyền
2.- Hữu Thủ quyền
3.- Tiền Khai âm
4.- Hậu Lôi công

Bài 1 và 2 sẽ đấu với nhau, gọi là võ đấu.

Bài 3 và 4 không đấu với nhau, gọi là võ thế.
Mỗi bài đều luyện 4 mặt theo thứ tự trái, phải, trước, sau.
Khi nhuần nhuyễn thì sẽ tập đấu bài 1 với bài 2.

Bài 3 và bài 4 sẽ luyện rời từng thế.

Bái tổ: Chân trái sang trái - nghỉ. Chân trái sát chân phải - nghiêm. Nghiêng người 15 độ, nhìn thẳng tới trước - chào.

Hai tay lên hông, quyền phải vòng qua chưởng trái, đưa lên trước mặt - vòng tay, hai tay thẳng tới trước hai lưng bàn tay áp nhau, cuốn vòng xuống về hông - ngoai tay.

Bài 1.- TRỰC TẢ QUYỀN

1/- Phải lên tay phải tống quyền -> Chân phải lên Đinh tấn, tay phải đấm thẳng.

2/- Phải lui diềm cước trái liền theo sau -> Chân phải lui, tay trái đỡ xuống từ vai phải đến trước gối trái.

3/- Đổi chân bàn long trái mau -> Chân phải lên sau chân trái, chân trái đá ngang bàn long. Khi luyện nhuần nhuyễn đòn nầy chuyển thành bay đá ngang.

4/- Trái lui diềm cước phải sau kịp kỳ -> Chân trái lui, tay phải đỡ xuống từ vai trái đến trước gối phải.

5/- Lia cành tay phải liền đi -> Tay phải vòng lên, khép ngón cái vào, đánh sống cạnh bàn tay tới trước.

6/- Tay trái gạt thủ vậy thì cho mau -> Tay trái bảo vệ mặt gạt từ vai phải qua trái, nắm tay phải ngang trán chỏ phải thẳng về phía sau.

7/- Bàn long chân phải đá cao -> Chân trái lên sau chân phải, chân phải đá ngang bàn long. Khi luyện nhuần nhuyễn đòn nầy chuyển thành bay đá ngang.

8/- Tréo về văn tự theo sau vững vàng -> Chân phải tréo mạnh về trước chân trái xà tấn, hai tay gạt ra hai bên phía trước, sau.

9/- Xoay lại trái gạt khỏi bàn -> Xoay người 360 độ, tay trái bảo vệ mặt gạt qua mặt từ vai phải qua trái.

10/- Lưu vân gót phải sẵn sàng móc cao -> Xoay lưng 360 độ, móc cao gót phải 360 độ, để chân phải xuống phía sau – thủ.
Bái tổ sau khi đánh 4 mặt.


Bài 2.- HỮU THỦ QUYỀN

1/- Phải lui tay trái Gạt mau -> Chân phải lui, tay trái bảo vệ mặt gạt từ vai phải qua trái.

2/- Kim tiêu chân phải phóng vào trung tâm -> Tay trái dựng chưởng che ngực, tay phải đỡ từ vai trái xuống ngoài gối phải cùng lúc chân phải đá thẳng tới trước.

3/- Phải lui Diềm cước vừa tầm -> Chân phải để xuống phía sau, tay trái đỡ từ vai phải xuống trước gối trái.

4/- Xoay lưng Hổ vĩ hiểm thâm khôn cùng -> Xoay người 180 độ, khòm lưng chưởng trái che cổ phải, tay phải che hạ bộ, đá Hổ vĩ thọc mũi bàn chân lên cao, xoay người tiếp 180 độ, để chân xuống phía trước.

5/- Hai tay Khắc thủ gạt trùng -> Tay trái bảo vệ mặt từ lỗ tai trái chém ra cổ tay đối thủ, tay phải kéo lên ngay khớp chỏ đối thủ.

6/- Xoay lưng chỏ trái hải hùng Hoành phong -> Xoay người 360 độ xà tấn, chỏ trái vòng ngang phía sau lưng, dựng chưởng phải che dưới nách trái.
7/- Phải lui trái Tạt phản công -> Xoay người lại 360 độ chân phải lui, cánh tay trái dựng đứng tạt mạnh từ trái sang phải.

8/- Bàn long chân trái tấn công tức thì -> Tay phải dựng chưởng che ngực, chân phải lên sau chân trái, tay trái đỡ từ vai phải xuống ngoài gối trái, chân trái đá ngang Bàn long, khi tập nhuần nhuyễn đòn nầy biến thành bay đá ngang.

9/- Lia cành tay phải liền đi -> Để chân trái xuống phía trước Đinh tấn, tay trái bảo vệ mặt chụp ngang xuống dừng lại trước nách phải, tay phải hất sống cạnh bàn tay lên ngang cổ đối thủ.

10/- Trái lui Hạ mã chỉ vì Lưu vân -> Chân trái lui ngồi chồm hổm, hạ gối phải sát đất, tay trái gạt lên bảo vệ đầu, tay phải kéo xuống cặp theo đùi, mắt nhìn đối thủ.

* Sau khi luyện nhuần nhuyễn thì sẽ tập đấu bài 1 với bài 2.


Bài 3.- TIỀN KHAI ÂM

1/- Trái lui Diềm cước phải liền -> Chân trái lui, tay phải đỡ từ vai trái xuống trước gối phải.

2/- Xoay lưng chân trái móc liền Lưu vân -> Xoay người 360 độ xà tấn, móc gót trái 360 độ, để chân xuống phía sau.

3/- Tiến nghịch Khai âm thật gần -> Chân trái lên sau chân phải xà tấn, khòm thấp người, chưởng trái che cổ phải, nắm tay phải hất lên hạ bộ đối thủ.

4/- Chân phải khai hạ rất cần Câu Liêm -> Chân phải móc gót lên hạ bộ đối thủ, để chân xuống phía sau.

5/- Tạt cước tay trái thật êm -> Dựng đứng cánh tay trái, tạt từ trái sang phải.

6/- Tay phải phạt tới làthêm Lia cành -> Bàn tay trái bảo vệ mặt, chụp từ trên xuống trước nách phải, khép ngón cái bàn tay phải đánh bằng sống cạnh bàn tay vào thái dương đối thủ.

7/- Tay phải Gạt thủ đã đành -> Tay phải bảo vệ mặt gạt từ vai trái qua phải.

8/- Chỏ trái cậm xuống trở thành Tam kha -> Chỏ trái cậm từ trên xuống lưng đối thủ.

9/- Trái về Văn tự cho ta -> Chân trái bước mạnh về tréo trước chân phải xà tấn, hai tay gạt ra hai bên phía trước, sau.

10/- Nhảy cao Phạt mộc biến ra Tống quyền -> Nhảy cao xoay người 360 độ, đáp xuống chân phải trước, tay trái chém xéo từ vai trái xuống hông phải, cùng lúc tay phải sử dụng gu thứ hai của các ngón đấm thẳng tới.
* Muốn hiểu rõ ý tứ từng thế, xin mời tham khảo Thất thập nhị huyệt công.


Bài 4.- HẬU LÔI CÔNG

1/- Lôi công gót trái nện liền -> Chân trái thẳng gối, hất lên cao nện gót xuống phía trước.

2/- Chỏ trái Hổ giáng gối liền Long thăng -> Tay phải bảo vệ mặt gạt từ vai trái qua mặt xuống hông phải, gối phải lên xéo qua chỏ trái mũi bàn chân thẳng xuống đất, cùng lúc chỏ trái cậm xéo xuống gối phải.

3/- Tay phải tạt cước thật hăng -> Chân phải để xuống trước xéo về bên trái, cánh tay phải dựng đứng tạt mạnh từ phải sang trái.

4/- Xoay lưng chỏ trái ngang bằng Hoành phong -> Xoay người 360 độ xà tấn, chỏ trái giựt ngang từ sau lưng tới bàn tay nắm hờ, dựng chưởng phải che dưới nách trái.

5/- Phải lui hạ mã mới xong -> Xoay ngưới lại 360 độ, chân phải lui ngồi chồm hổm, gối trái hạ xuống sát đất, tay trái kéo xuống cặp đùi trái, tay phải kéo lên che đầu.

6/- Trái phải đá thẳng đèo bồng Song phi -> Đứng dậy chân trái đá thẳng, bay đá chân phải.

7/- Tay phải Gạt thủ liền đi -> Đáp xuống chân phải trước, tay phải bảo vệ mặt gạt từ vai trái qua phải.

8/- Trái tiến Song chỉ vậy thì Thu châu -> Chân trái tiến, sử dụng 2 ngón tay trỏ giữa trái thọc vào mắt đối thủ.

9/- Xoay lưng Lưu vân chớ đâu -> Xoay người 360 độ xà tấn, gót phải móc ngang 360 độ, để chân phải xuống phía sau.

10/- Phải lót gót trái thần sầu Câu liêm -> Chân phải lên sau chân trái xà tấn, móc gót trái lên hạ bộ đối thủ, để chân trái xuống phía sau – thủ.


* Muốn hiểu rõ ý tứ từng thế, xin mời tham khảo Thất thập nhị huyệt công.
===============================================================

VietKiem

Posts : 407
Join date : 2009-07-19

https://taichi.forumotion.com/forum

Back to top Go down

Vo Lam Vietnam Original Kung Fu Empty Re: Vo Lam Vietnam Original Kung Fu

Post by Sponsored content


Sponsored content


Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum