oº°¨¨°º Nội Gia Khí Công Dưỡng Sinh Thái Cực Quyền º°¨¨°ºo
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Latest topics
» 42 Taichi Sword Competition - 42 Thái Cực Kiếm perform by Ngân Hà
Thôi Thủ EmptySun Jun 27, 2021 3:40 pm by VietKiem

» Địa Điểm Tập Thái Cực Quyền ở Mile Square Park, Miền Nam California, USA
Thôi Thủ EmptySun Jun 27, 2021 2:45 pm by VietKiem

» Spear Techniques & Spear 32 Forms
Thôi Thủ EmptyThu Sep 21, 2017 11:09 pm by VietKiem

» Wushu 4th Dan 34 Staff Forms
Thôi Thủ EmptyThu Sep 21, 2017 11:00 pm by VietKiem

» Wushu Fourth Dan Staff 34 Forms
Thôi Thủ EmptyThu Sep 21, 2017 10:50 pm by VietKiem

» Third Dan Wushu Broadsword 18 Form
Thôi Thủ EmptyThu Sep 21, 2017 10:36 pm by VietKiem

» WhiteCraneTaichi KungFu - Program
Thôi Thủ EmptyWed Sep 20, 2017 10:56 am by VietKiem

» White Crane Taichi KungFu Grand Opening - Whole Program
Thôi Thủ EmptyWed Sep 20, 2017 12:21 am by VietKiem

» Yang Taichi 32 Competition Forms - Dương Gia Thái Cực Quyền 32 thức
Thôi Thủ EmptyMon Sep 18, 2017 2:03 pm by VietKiem

Who is online?
In total there are 9 users online :: 0 Registered, 0 Hidden and 9 Guests

None

Most users ever online was 239 on Fri Apr 09, 2021 1:45 am
Search
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Navigation
 Portal
 Index
 Memberlist
 Profile
 FAQ
 Search

Thôi Thủ

Go down

Thôi Thủ Empty Thôi Thủ

Post by VietKiem Thu Aug 27, 2009 3:28 pm

Thôi Thủ


Lúc học Thái Cực Quyền, ngoài chiêu thức ra, còn học "thôi thủ" (chạm tay), để có sự thực tập về kình lực, của mình và của người. Quyền kinh có nói: Nhân bất tri ngã, ngã độc tri nhân (Người không biết mình, nhưng mình biết người) Chỉ trong sự luyện tập thôi thủ mà sinh được kinh nghiệm cảm giác giữa mình và người. Thái Cực Quyền Dương thức có ba loại thôi thủ truyền thống, "định bộ thôi thủ" (đứng yên đẩy tay), "hoạt bộ thôi thủ" (vừa đi vừa thôi thủ) và "đại lý" (kéo)


Định Bộ Thôi Thủ

Định bộ thôi thủ còn được gọi là "tứ chính thôi thủ" (đẩy tay ở bốn điểm chính), tức là hai người luân phiên nhau dùng thủ pháp bằng, lý, tê, án, tiến hành ở một chỗ, động tác như sau (Giáp áo đen, Ất áo trắng):
Thôi Thủ Tt1a10

Diễn biến thứ nhất: Giáp Ất hai người đứng đối diện nhau, hai bên để chân phải ra trước (ở đây để tiện giảng giải, giả thiết chỉ nói chân phải đưa, lúc luyện tập thì có thể luân phiên đưa chân phải hoặc chân trái ra trước)
Hai bên cùng đưa bàn tay trái lên đụng vào nhau (mu bàn tay chạm vào nhau, cổ tay giao chéo), mỗi người hàm bằng kình, rồi mỗi người đưa tay phải đặt lên cùi chỏ trái của đối phương.
Ất cong đầu gối bên phải về trước, Giáp cong đầu gối bên trái về phía sau; đồng thời Ất chuyển qua dùng hai bàn tay đẩy tới Giáp, Giáp lấy bàn tay trái đở lấy thế án của đối phương, đồng thời Giáp thuận thế thân thể phía trên chuyển qua bên tráị Ất dùng thế "án", Giáp dùng thế "bằng"

Thôi Thủ Tt1b10

Diễn biến thứ hai: Giáp thuận theo thế án của đối phương chuyển thân thể qua bên trái, đồng thời "tọa" về phía sau, cổ tay trái vẫn đở lấy án kình nơi bàn tay trái của đối phương, lấy cổ tay phải dính vào cùi chỏ trái của đối phương, lý (kéo) qua bên trái; lúc lý thì cánh tay phải "ngoại tuyền"; Ất thì lấy bàn tay phải ra khỏi cùi chỏ trái của đối phương, đem lại phía trong cùi chỏ của mình. Giáp dùng thế lý
Thôi Thủ Tt1c10
Diễn biến thứ ba: Ất thuận theo thế lý của đối phương, lấy bàn tay phải đặt vào phía trong cùi chỏ của mình, tê (đụng) ra ngực của đối phương, đồng thời cong đủ chân phải; Giáp thuận theo thế tê của Ất, eo lưng chuyển qua bên phải, hai cánh tay "nội tuyền". Ất dùng thế tê
Thôi Thủ Tt1d11
Diễn biến thứ tư: Giáp thuận theo thế tê của đối phương, eo lưng tiếp tục chuyển qua bên phải, thân thể chuyển đến đối diện đối phương, đồng thời hai cánh tay tiếp tục "nội tuyền", đồng thời lấy bàn tay phải giữ lấy bàn tay phải của Ất, bàn tay trái hạ xuống tới gần phía ngoài cùi chỏ (bên cánh tay) bên phải của Ất, hai bàn tay đồng thời án (đẩy) ra trước, và đầu gối phải cong ra trước; Ất thì lấy bàn tay phải bằng (đở) lấy thế án của đối phương. Giáp dùng thế án, Ất dùng thế bằng
Sau đó, phần trên thân thể của Ất chuyển qua bên phải, lấy tay trái dính vào cùi chỏ tay phải của Giáp mà lý (kéo); Giáp lại lấy bàn tay trái đặt vào trong cùi chỏ bên phải tê (đụng) ra; Ất bèn đổi qua thế án, Giáp lại lấy bàn tay trái bằng (đở) lấy, cứ như vậy mà tuần hoàn đẩy qua đẩy lại; Nếu như phần trên thân thể chuyển qua hướng ngược lại, thì động tác cũng y như trước, chỉ có tương phản bên phải bên trái.
Định bộ thôi thủ phải cần hai bên, lúc tê (đụng) hết rồi thì đúng lúc chân cong ra trước cũng hết, lúc lý (kéo) hết rồi thì đúng lúc chân "tọa" xuống cũng vừa hết (nếu như lúc tê thì "tọa" ra sau, còn lúc lý thì cong ra trước, như vậy đều sai hết). Còn bằng và án thì ở giữa, "tọa" và "cung"


Hoạt Bộ Thôi Thủ

Hoạt bộ thôi thủ, tức là hai người dùng bốn loại chiêu thức bằng lý tê án, phối hợp vào bước chân đi về trước, hoặc thoái ra sau, tuần hoàn qua lại luyện tập. Có hai loại bộ pháp, hợp bộ và sáo bộ; Đồ hình ở dưới cũng lấy màu đen làm Giáp, màu trắng làm Ất


Hợp bộ thôi thủ

Thôi Thủ Tt2a10
Giáp đi lui, Ất đi tới: Giả thiết rằng Giáp Ất hai bên mỗi người đặt chân trái ra trước, tay để chéo lên như đã nói trong định bộ thôi thủ, và Giáp đi lui, Ất đi tới; Giáp nhấc chân phải lên về phía trước rồi đặt xuống nguyên chỗ cũ; Ất đồng thời nhấc chân trái về phía sau rồi đặt xuống nguyên chỗ cũ. Sau đó Giáp lui chân trái, Ất tiến chân phải, Giáp lại lui chân phải, Ất lại tiến chân trái (Xem ra thì tựa hồ Giáp lui ba bước, Ất tiến ba bước, nhưng thật ra, bước đầu tiên chẳng qua là nhấc chân lên rồi đặt xuống chỗ cũ)
Thôi Thủ Tt2b10
Ất đi lui, Giáp đi tới: Đương lúc Giáp đi lui ba bước rồi, bèn nhấc chân trái đi lui rồi đặt vào nguyên chỗ cũ (đổi sang bước tới), Ất bước tới ba bước rồi, bèn nhấc chân phải về phía trước rồi đặt xuống nguyên chỗ cũ (đổi sang đi lui). Sau đó Giáp tiến Ất lui mỗi người hai bước, rồi thì chuyển qua Giáp lui Ất tới, cứ như vậy tiến thoái tuần hoàn mà luyện tập



Sáo bộ thôi thủ


Thôi Thủ Tt2c10
Giáp đi lui, Ất đi tới: Giáp Ất hai người đứng đối diện cách nhau một bước, Ất bước chân trái tới một bước đặt vào sát trong chân phải của Giáp, đồng thời Giáp bước chân trái lui một bước; sau đó Ất bước tới chân phải một bước ở phía ngoài chân trái của Giáp, đồng thời Giáp bước chân phải lui một bước; sau đó Ất lại bước chân trái vào sát trong chân phải của Giáp, đồng thời Giáp bước chân trái lui một bước
Thôi Thủ Tt2d10
Giáp đi tới, Ất đi lui: Đương lúc Giáp đi lui ba bước, chân phải từ phía ngoài chân trái của Giáp bèn xen vào trong (đổi thành bước tới); Ất đồng thời nhấc chân phải lên về phía trước tồi đặt xuống lại chỗ cũ (đổi thành bước lui). Sau đó Giáp bước tới Ất bước lui, rồi thì đổi qua Giáp đi lui Ất đi tới, cứ như vậy tiến thoái tuần hoàn mà luyện tập
Hoạt bộ thôi thủ, bất kể là hợp bộ hay là sáo bộ, phần tay phía trên vẫn dùng bốn loại thủ pháp bằng lý tê án, tuy nhiên lúc bắt đầu vào, người đi lui tất nhiên là dùng bằng (đở), người đi tới dùng án (đẩy). Sau đó, người đi lui tiếp tục đi lui và lý (kéo), lúc lý đến cuối cùng thì bước lui cũng vừa đủ ba bước; người đi tới cũng vừa tới vừa đổi thành tê (đụng); tê đến cuối cùng rồi thì cũng vừa đủ ba bước. Rồi thì lúc người đi lui dổi qua đi tới, phần tay phía trên cũng từ lý đổi sang án; người đi tới thì lúc đi lui, phần tay phía trên cũng từ tê đổi thành bằng, như vậy phối hợp nhau mà tiến hành luyện tập


Last edited by VietKiem on Wed May 05, 2010 10:57 pm; edited 3 times in total

VietKiem

Posts : 407
Join date : 2009-07-19

https://taichi.forumotion.com/forum

Back to top Go down

Thôi Thủ Empty Re: Thôi Thủ

Post by VietKiem Thu Aug 27, 2009 3:29 pm

Đại Lý -- tứ lý tứ kháo

Đại Lý bởi vì có phối hợp của bộ pháp, mức độ lý so với định bộ thôi thủ lớn hơn, cho nên mới có tên là "đại lý"; với lại do ở phương hướng của bộ pháp đối diện với bốn hướng xéo, mà còn có tên là "tứ ngung thôi thủ pháp", với lại nữa là do chủ yếu động tác là lý (kéo) và kháo (dựa), tại mỗi xong một vòng, mỗi người hợp lại động tác tất cả là bốn lý bốn kháo, cho nên còn được gọi là "tứ lý tứ kháo". Động tác được trình bày như sau:
Thôi Thủ Tt3a10Thôi Thủ Tt3b10


Thôi Thủ Tt5a10Thôi Thủ Tt5b10Thôi Thủ Tt5c10Thôi Thủ Tt5d10Thôi Thủ Tt5e10

Hai người đứng đối diện nhau nam bắc, giả thiết là Giáp hướng nam (màu đen), Ất hướng bắc (màu trắng), hai người tay phải gác xéo nhau, cũng giả thiết là Giáp lý Ất kháo, Giáp lui, Ất tới; Ất chuyển qua hai tay án cánh tay phải của Giáp. Giáp đưa cánh tay phải ra đở lấy (hình bên trái ở trên là thế bên trái, còn đang nói là bên phải). Giáp bước chân phải lui xéo về hướng tây bắc, thân thể chuyển qua bên phải; đồng thời, xoay bàn tay phải bẻ (nắm hờ) cổ tay của Ất, và cũng lấy một bên xích cốt cánh tay trái (gần cổ tay) dính vào bắp tay phải của Ất (gần cùi chỏ), lý qua bên phảị Đồng một lúc Giáp đi lui, Ất bước chân trái ngang qua hướng tây (hơi về hướng bắc), thuận theo thế bẻ tay của Giáp, bước chân phải tơi đặt giữa háng của Giáp, đồng thời, bàn tay trái đi tới đặt vào mé trong cùi chỏ phải, lấy vai kháo (dựa) tới trước ngực của Giáp, xem hình thứ 4 phía trên, trong hình Dương trừng Phủ là Ất
Đồ hình để tham khảo Đại Lý có 5 bức, đều căn cứ vào nguyên vẻ hình Dương trừng Phủ mà ra, bởi vì không có hình diễn tả động tác tuần tự, không thể sắp được, tuy nhiên tư thế lý và kháo hai bên phải trái đều có đầy đủ, do đó mà đem ra đây cùng tham khảọ Trong đó có hình thứ 5 lại càng khó tìm, cũng đem ra cùng xem.
Cánh tay trái của Giáp theo eo lưng chìm xuống, để giải khai kháo kình của Ất, vàdùng bàn tay phải nhử tới mặt của Ất (xem hình thứ 3, Dương trừng Phủ là Giáp. Bởi vì tư thế của Ất chưa kháo hết, bộ hình phải là giống với Dương trừng Phủ trong hình thứ 4)
Ất bèn lấy cổ tay phải tiếp lấy cổ tay phải của Giáp, bàn tay trái đồng thời đi đến dính vào phía trên cùi chỏ phải của Giáp, trở thành lại thế hai ban` tay giao xéo nhau lúc ban đầụ Đồng lúc Ất tiếp lấy cổ tay phải của Giáp, chân trái bước tới, bèn lấy bàn chân trái làm trục thân thể chuyển qua bên phải, chân phải đi lui, cùng ngang với chân trái, thành đối diện về phía đông. Giáp cũng đồng thời hơi nhấc lui rồi nhắm hướng nam đặt mủi chân trái xuống, thân thể chuyển qua bên phải, chân phải ngang qua ngang với chân trái, thành đối diện về hướng tây
Mỗi một vòng của đại lý là đi được bốn góc xéo, vừa rồi là Giáp đi lui, Ất đi tới, Giáp lý còn Ất kháo, đi xong một góc xéo, thành một lần động tác lý và kháọ Tiếp theo lần thứ hai lý kháo là Ất đi lui Giáp đi tới (động tác giống như ở trên, chỉ có đổi qua lại Ất và Giáp thôi, phương hướng đi lui của Ất là tây nam, Ất chuyển qua thành đối diện hướng nam, Giáp hướng bắc.

Thôi Thủ Tt4b10
Lần thứ ba, Giáp lại đi lui, Ất đi tới, Giáp lý Ất kháo, rồi lại chuyển qua đối diện đông và tâỵ (Động tác giống như là lần đầu, chỉ khác ở phương hướng). Lần thứ tư lại hoán thành Ất đi lui Giáp đi tới, Ất lý Giáp kháo, rồi lại trở về Giáp đối diện hướng nam, Ất hướng bắc (Động tác như lần thứ hai), cứ như vậy luân chuyển mà luyện tập
Động tác ở trên vì do tay phải đưa lên giao chéo nhau, mà bất cứ Giáp hay Ất hoặc lý hoặc kháo đều đi qua bên phảị Như nếu muốn đi qua bên trái thì phải dùng tay trái đưa lên giao chéo nhau lúc đầu, chiếu theo động tác đã tả ở trên đổi phải thành trái là được. (Xem hình thứ 2 và thứ 5). Lúc luyện tập có thể thay nhau mà đổi bên phải bên trái
Trong thủ pháp của đại lý có bốn loại thái (bẻ), liệt (bật ra), trửu (cùi chỏ), kháo (dựa). Trong lúc luyện tập, thái (đồng lúc với lý) và kháo biểu lộ rõ ràng, liệt với trửu thì không thấy biểu hiện ra, chỉ có lúc đang biến hóa mới vận dụng ra thôi


Liệt Pháp

Án theo cuốn "Thái cực quyền thể dụng toàn thư" của Dương trừng Phủ, trong đó có giải thích về "liệt" trong cách "đại lý tứ ngung thôi thủ" như sau:
... nắm cổ tay trái của Ất là tháị Bàn tay phải chưa di động tức là chặt, một khi đã biến là thành "liệt". Liệt tức làđẩy cùi chỏ trái của Ất ra, lấy bàn tay đánh xéo ra tới bộ phận cổ của Ất.
Đó là lấy động tác lúc Giáp lý qua trái, Ất kháo qua trái ra giảng giảị Giáp lấy bàn tay trái bẻ cổ tay phải của Ất, đồng thời lấy một bên xích cốt của tay phải dính vào phần trên cùi chỏ trái lý qua bên trái; nếu như "bàn tay phải chưa di động" tức là lấy xích cốt chặt cùi chỏ trái của Ất; như nếu "đã biến là thành liệt" tức là bàn tay phải đẩy cùi chỏ trái của Ất ra, dùng một bên ngón tay cái mu bàn tay nhắm phần cổ của Ất mà đánh tớị Do đó, động tác của liệt trong lúc luyện tập không biểu hiện ra, chỉ có tại trong ý niệm hoặc trong động tác biến hóa có liệt. Như vậy, thì dùng mu bàn tay để đánh ra gọi là "liệt". Ngoài ra, còn có hai cách nói khác: một là lấy "nhử" làm bàn tay "liệt"; còn một nói là, đương lúc Giáp lý qua bên trái về sau, tiếp theo đó, cùi chỏ phải chìm xuống, đem qua bên phải hóa khai kháo kình của Ất, tức là "liệt"


Trửu Pháp

Cũng từ trong ý niệm hoặc trong động tác biến hóa rạ Tức là đương lúc Giáp lý qua bên trái lấy tay phải chặt vào cùi chỏ trái của Ất, Ất bèn lấy cùi chỏ trái gập lại vào phía trên cánh tay phải của Giáp, dùng đầu cùi chỏ đụng vào phần ngực của Giáp, làm thành động tác của cùi chỏ.
Án theo trong "Thái cực quyền thể dụng toàn thư" có câu:
Trong thế "thái", Giáp bẻ qua bên trái mà biến là thành "nhử". Bên phải vẫn chặt, Ất lấy cùi chỏ trái gập lại giữ lấỵ
mà xem thì kẻ bị lý sẽ gập cùi chỏ để sử dụng trửu pháp. Tuy nhiên lại có cách khác nói rằng, kẻ dùng lý sẽ sử dụng trửu pháp, tức là đương lúc Giáp lý qua bên trái, Ất kháo qua bên trái, Giáp dùng cùi chỏ phải chìm xuống hóa khai kháo kình của Ất, động tác đó, tức là trửu pháp.
Đại lý tuy nói là dùng bốn loại thủ pháp thái, liệt, trửu, kháo, thực ra cũng có bằng, lý, tê, án trong đó. Bằng và Lý và Án thì phía trước đã có nói đến rõ ràng, Tê là lúc kẻ bị lý trước khi dùng kháo, đã có hàm ý tệ Ngoài ra trong lúc biến hóa, kẻ đang lý cũng có thể sử dụng tê, tức là đương lúc Giáp lý qua bên trái về sau, mà lấy cánh tay phải dính vào phần phía trên cùi chỏ của Ất, bỏ tung bàn tay trái đi qua đặt qua chỗ cổ tay phải, tức là tê.

VietKiem

Posts : 407
Join date : 2009-07-19

https://taichi.forumotion.com/forum

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum