oº°¨¨°º Nội Gia Khí Công Dưỡng Sinh Thái Cực Quyền º°¨¨°ºo
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Latest topics
» 42 Taichi Sword Competition - 42 Thái Cực Kiếm perform by Ngân Hà
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức EmptySun Jun 27, 2021 3:40 pm by VietKiem

» Địa Điểm Tập Thái Cực Quyền ở Mile Square Park, Miền Nam California, USA
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức EmptySun Jun 27, 2021 2:45 pm by VietKiem

» Spear Techniques & Spear 32 Forms
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức EmptyThu Sep 21, 2017 11:09 pm by VietKiem

» Wushu 4th Dan 34 Staff Forms
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức EmptyThu Sep 21, 2017 11:00 pm by VietKiem

» Wushu Fourth Dan Staff 34 Forms
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức EmptyThu Sep 21, 2017 10:50 pm by VietKiem

» Third Dan Wushu Broadsword 18 Form
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức EmptyThu Sep 21, 2017 10:36 pm by VietKiem

» WhiteCraneTaichi KungFu - Program
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức EmptyWed Sep 20, 2017 10:56 am by VietKiem

» White Crane Taichi KungFu Grand Opening - Whole Program
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức EmptyWed Sep 20, 2017 12:21 am by VietKiem

» Yang Taichi 32 Competition Forms - Dương Gia Thái Cực Quyền 32 thức
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức EmptyMon Sep 18, 2017 2:03 pm by VietKiem

Who is online?
In total there are 5 users online :: 0 Registered, 0 Hidden and 5 Guests

None

Most users ever online was 239 on Fri Apr 09, 2021 1:45 am
Search
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Navigation
 Portal
 Index
 Memberlist
 Profile
 FAQ
 Search

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức

2 posters

Go down

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức Empty Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức

Post by Admin Mon Jul 20, 2009 9:10 am

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức


Chiêu thức bài quyền

1. Dự bị thức
2. Khởi thức
3. Lãm tước vĩ
Tả bằng


Án
4. Đơn tiên
5. Đề thủ thượng thế
6. Bạch hạc lượng xí
7. Tả lâu tất ảo bộ
8. Thủ huy tỳ bà
9. Tả Hữu Tả lâu tất ảo bộ ( 3 lần )
10. Thủ huy tỳ bà
11. Tả lâu tất ảo bộ
12. Tấn bộ ban lan trùy
13. Như phong tự bế
14. Thập tự thủ
15. Bao hổ quy sơn
16. Chửu để khán trùy
17. Tả hữu Tả đảo niệm hầu ( 3 lần )
18. Tà phi thức
19. Đề thủ thượng thế
20. Bạch hạc lượng xí
21. Tả lâu tất ảo bộ
22. Hải để châm
23. Phiến thông bối
24. Phiết thân trùy
25. Tấn bộ ban lan trùy
26. Thượng bộ lãm tước vĩ (Bằng, Lý, Tê, Án)
27. Đơn tiên
28. Vân thủ
29. Đơn tiên
30. Cao thám mã
31. Tả hữu phân cước ( Tả hữu Thích Cước )
32. Chuyển thân đăng cước
33. Tả hữu lâu tất ảo bộ
34. Tấn bộ tài trùy
35. Phiên thân phiết thân trùy
36. Tấn bộ ban lan trùy
37. Hữu đăng cước
38. Tả đả hổ thức
39. Hữu đả hổ thức
40. Hồi thân hữu đăng cước
41. Song phong quán nhĩ
42. Tả đăng cước
43. Chuyển thân hữu đăng cước
44. Tấn bộ ban lan trùy
45. Như phong tự bế
46. Thập tự thủ
47. Bảo hổ quy sơn
48. Tả đơn tiên
49. Dã mã phân tung
50. Lãm tước vĩ
51. Đơn tiên
52. Ngọc nữ xuyên thoa
53. Lãm tước vĩ
54. Đơn tiên
55. Vân thủ
56. Đơn tiên
57. Hạ thế
58. Kim kê độc lập
59. Tả hữu đảo niệm hầu
60. Tà phi thức
61. Đề thủ thượng thế
62. Bạch hạc lượng xí
63. Tả lâu tất ảo bộ
64. Hải để châm
65. Phiến thông bối
66. Chuyển thân bạch xà thổ tín
67. Ban lan trùy
68. Lãm tước vĩ
69. Đơn tiên
70. Vân thủ
71. Đơn tiên
72. Cao thám mã đới xuyên chưởng
73. Thập tự thối
74. Tấn bộ chỉ đáng trùy
75. Thượng bộ lãm tước vĩ
76. Đơn tiên
77. Hạ thế
78. Thượng bộ thất tinh
79. Thoái bộ khóa hổ
80. Chuyển thân bãi liên
81. Loan cung xạ hổ
82. Tấn bộ ban lan trùy
83. Như phong tự bế
84. Thập tự thủ
85. Thu thức

===================================================













Admin
Admin

Posts : 47
Join date : 2009-07-19

http://taichi.friendhood.net/forum

Back to top Go down

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức Empty Re: Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức

Post by VietKiem Thu Aug 27, 2009 4:11 pm

Dự bị thức


Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 110

Hai chân trái phải đứng dang ra, ngang với hai vai, mủi chân hướng về trước; thân thể tự nhiên đứng thẳng; hai tay tự nhiên thả xuống, mắt nhìn ngang phía trước


Yếu điểm:
1. Cần "hư linh đỉnh kình", "khí trầm đan điền", "vĩ lư trung chính", "hàm hung bạt bội". Trong những yêu cầu trên, còn cần phóng tung toàn thân, làm tới mức "lập thân yêu trung chính an thư" (đứng cần phải thẳng và an nhàn). Những điểm yêu cầu trên, là yêu cầu chung cho tất cả các động tác của Thái Cực quyền, lúc luyện phải nhất thiết ghi nhớ, sau này sẽ không nhắc nhở nữa trong những chiêu thức tới, mà chỉ nhắc những điểm dễ bị làm sai thôi (ví dụ thế "tê" trong chiêu Lãm tước vĩ, mới học thường thường hay bị thân mình nghiêng tới quá, hoặc ngửa ra sau quá, do đó sẽ nhắc nhở)
2. Hai tay thả xuống, đầu xương vai cần phóng tung, bàn tay và ngón tay tự nhiên hơi cong
3. Tinh thần cần tự nhiên chú ý, tâm cần tĩnh, không được có tạp niệm
4. Những yêu cầu trong thế Dự bị là những yêu cầu của tất cả các động tác khác



Khởi thức



Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 210
Tư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 2aĐộng tác thứ nhất: Hai tay từ từ hướng về trước đưa lên bằng, cao tới hai vai, hai tay cách nhau bằng hai vai, lòng bàn tay hướng xuống dưới
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 2bĐộng tác thứ hai: Hai cùi chỏ chìm xuống, tự nhiên kéo theo hai bàn tay từ từ xuống dưới, đến ngang hông, ngón tay vẫn hướng về phía trước, lòng bàn tay vẫn hướng xuống dưới; mắt nhìn ngang về phía trước
Yếu điểm:
1. Lúc trước khi hai tay đưa lên, cần kiểm tra xem những yêu cầu của dựbị thức đã được thích hợp, sau đó mới làm thế nàỵ Lúc này, tư tưởng cần phải đi trước, tập trung vào mỗi động tác đưa lên, đấy chính là "tiên tại tâm, hậu tại thân" trong "mười ba thế hàng công tâm giải". Tỷ như, lúc đưa hai tay lên, cần phải có ý thức làm sao đưa lên, sau đó mới từ từ đưa lên; Dù là làm lại hoặc tập luyện rất thuần thục rồi, cũng phải như vậy mà làm, nếu không, động tác giữa trong và ngoài rất dễ bị tán loạn
2. Lúc tập Thái Cực quyền, từ Khởi thế đến Thu thế, mỗi động tác đều phải cần "trầm kiên đọa trửu (vai chìm xuống, cùi chỏ nặng xuống). Như trong chiêu này, lúc hai tay đi lên và hai bàn tay hạ xuống, hai vai không được nhô lên, khẩn trương hoặc dùng sức, tất phải tung khai và hạ trầm. Lúc hai tay đưa lên, hai cùi chỏ không được thẳng băng, mà phải có ý khúc hạ xuống. Lúc hai cùi chỏ chìm xuống kéo theo hai tay hạ xuống, "đọa trửu" cố nhiên là rõ ràng, mà đến lúc hai tay đã xuống đến trước hông, vẫn cần phải "đọa trửu". Tại điểm này, người mới học sẽ khó hiểu: cho rằng cùi chỏ đã hạ xuống đến phía dưới, chẳng làm sao mà còn "đọa" được cùi chỏ xuống phía dưới hai bàn taỵ Thực ra, lúc ở tư thế ấy (phía sau còn có những chiêu thuộc loại như vậy, như Lâu tất ảo bộ lúc tay phất qua đầu gối), phải lý giải "đọa trửu" là: cùi chỏ phải hơi cong lại, làm cho cánh tay hơi cong về phía trước. Như vậy, đầu cùi chỏ sẽ lộ ra, thẳng góc với mặt đất, như vậy cũng là dạt được yêu cầu "đọa trửu", còn nếu cánh tay cũng thẳng góc với mặt đất thì đã mất cái ý "đọa trửu" rồi
3. Cần làm đến chữ "tọa uyển" (tay ngồi). "Toạ Uyển" nghĩa là đem giữa bàn tay chìm xuống, đốt ngón tay hơi hơi rướng lên, nhưNg không được dùng sức bật lên, phải là tự nhiên, như vậy mới có thể đem "kình" thông tới bàn tay, ngón tay cũng có cảm giác tớị Làm được "tọa uyển" mới đạt đến "hình vu thủ chỉ" (hình đạt ra đến ngón tay)
4. Thái cực quyền từ khởi thế cho đến Thu thế, trong giữa những động tác, phải cần liên tiếp, không được ngưng đoạn, tốc độ phải đều, liên miên không ngừng, "nhất khí kha thành (một hơi là xong). Tỷ như, trong chiêu thức này, hai bàn tay lên cao tới vai rồi hạ xuống, giữa hai động tác lên xuống, không được có hiện tượng ngừng nghỉ, mà ngay cả tất cả các chiêu khác, làm xong mỗi động tác đến chỗ định điểm, vẫn phải làm sao cho được gọi là "tựa đình phi đình" (giống là ngừng mà không phải ngừng)
5. Luyện tập bài quyền, lúc dùng bàn tay, phải không được dùng sức trương ngón tay ra, cũng không được mở tung, cong lại, lòng bàn tay cần hiện vẻ hơi lõm vào



Lãm Tước Vĩ


Tả Hữu Bằng thế


Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 2bTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3aDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3bĐộng tác thứ nhất: Mủi chân phải xoay qua bên phải 45 độ, thân thể đồng thời chuyển qua bên phải 45 độ; Tùy theo chuyển thể, trọng tâm từ từ di qua chân phải, chân phải cong đầu gối lại hơi hạ mình xuống; chân trái nhấc lên hướng mắt cá của chân phải đi qua, đồng thời, bàn tay phải tùy theo thân chuyển đi xuống tới trước bụng rồi đi lên, tại trước ngực bên phải chuyển một vòng nhỏ qua bên phải, vào trong, qua bên trái, lòng bàn tay hướng xuống dưới; bàn tay trái cũng đồng thời đi qua trước bụng qua bên phải làm một vòng cung tới phía dưới của bàn tay phải, vừa đi vừa theo tay "chuyển ra ngoài", làm cho lòng bàn tay hướng về phía trên mé phải; hai lòng bàn tay tương đối nhau như ôm trái banh, cùi chỏ bên phải hơi chìm, thấp hơn cổ tay một chút, hai cánh tay thành hình cung. Mắt tùy theo thân thể chuyển động mà đi theo, nhãn thần hơi nhìn đến chỗ tay phải sẽ đi đến, và cũng cần nhìn tới tay phải
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3cĐộng tác thứ hai: Chân phải tiếp tục từ từ hạ xuống, chân trái bước tới trước bên trái một bước, gót chân đụng mặt đất trước, tùy theo trọng tâm từ từ di chuyển qua chân trái mà toàn chân đạp xuống thực, mủi chân hướng về tây nam (dự bị thức, mặt hướng về nam), chân trái cong, chân phải duổi, thành "tả cung bộ".
Đương lúc chân trái bước tới trước, thân thể hơi chuyển qua bên trái, đương lúc gót chân trái chạm đất, thân thể từ từ quay qua bên phảị Đồng thời, cùi chỏ trái hơi co lại, dùng cánh tay trái kéo thành hình cung về bên trái đi lên đở, bàn tay trái ngang với vai, cổ tay hơi cong vào trong, lòng bàn tay hướng về bên phải phía trên; Bàn tay phải vẻ một hình cung về phía trước bẻ xuống tới ngang hông, lòng bàn tay hướng xuống dưới, ngón tay hướng về trước, và "tọa uyển", đốt ngón tay hơi bật lên trên. Mắt nhìn ngang về phía trước, nhãn thần cần phải để ý đến hai bàn tay chia ra hai bên. Động tác thứ nhất và thứ hai là tả bằng (đở bên trái), động tác thứ ba và thứ tư là hữu bằng (đở bên phải)
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3dĐộng tác thứ ba: Trọng tâm từ từ toàn bộ chuyển qua chân trái, thân thể hơi chuyển qua trái, chân phải nhấc lên theo hình cong đi qua mắt cá chân trái, tùy theo thân chuyển, cùi chỏ bên trái héo lui về bên trái phía sau, tự nhiên đem theo bàn tay trái xuống tới trước ngực bên trái, vừa đi xuống cánh tay vừa xoay vào (nội tuyền) làm lòng bàn tay hướng về bên phải phía dưới; tay phải đồng thời vẻ hình cong về bên trái trước bụng, vừa đi cánh tay xoay ra (ngoại tuyền) làm lòng bàn tay hướng về phía bên trái phía trên, cùng tay trái làm thành hình ôm trái banh, hai tay hiện hình cong, nhãn thần thoáng qua tay trái đi xuống rồi từ từ nhìn qua tay phải, mắt nhìn ngang về phía trước
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3eDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3fĐộng tác thứ tư: Chân phải bước về trước bên phải (hướng tây), gót chân chạm đất trước, tùy theo trọng tâm từ từ đi qua chân phải mà toàn bộ đạp thực xuống, cong chân phải, duổi chân trái, thành hữu cung bộ; Đồng thời, thân thể hơi chuyển về bên phảị Tùy theo thân chuyển, tay phải hướng về bên phải đở lên, bàn tay phải cao bằng vai, cùi chỏ thấp hơn bàn tay; bàn tay trái tùy theo tay phải đẩy ra về trước. Mắt nhìn ngang về phía trước, nhãn thần cần thoáng qua tay phải đở lên
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3gBản đồ chính diện của thế bằng
Chú Thích:
Những động tác trên, có nói về cánh tay xoay ra ("ngoại tuyền"), và xoay vào ("nội tuyền"), xin nói rõ ràng ở đây, về sau, sẽ không được giải thích nữạ
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3iCánh tay ngoại tuyền: nếu lấy lòng bàn tay hướng vào trong làm tỷ dụ, tức là xoay cánh tay làm cho ngón cái đi về mu bàn tay, làm cho lòng bàn tay hướng ra ngoài, cũng như là nói, làm xương "nhiêu" ly khai khỏi xương "xích", mà chuyển ra ngoài (từ hình bên cạnh sang hình dưới)
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3hCánh tay nội tuyền: nếu lấy lòng bàn tay hướng ra ngoài làm tỷ dụ, tức là xoay cánh tay làm cho ngón cái đi về lòng bàn tay, làm cho lòng bàn tay hướng vào trong, cũng như là nói, làm xương "nhiêu" uốn vào với xương "xích", thành ra xoắn vào nhau (như từ hình bên cạnh sang hình trên)

Yếu điểm:
1. Lúc chuyển động thân thể phải dùng eo để làm trục, thân thể vẫn phải cần thẳng, những động tác của các chiêu sau đều như vậy cả
2. Động tác của thân, tay, chân đều cần nhẹ nhàng và chậm, tốc độ đều
3. Các động tác của thân, tay và chân tuy được diễn tả trước sau, nhưng phải cần bắt đầu và chấm dứt đồng thời, cần phải hiệp điệu nhất trí. Do đó mà "mười ba thế hành công tâm giải" có nói: "Thiết ký nhất động vô hữu bất động, nhất tĩnh vô hữu bất tĩnh" (Nhớ rõ là đã động là tất cả đều động, đã tĩnh à tất cả đều tĩnh)
4. "mười ba thế hành công tâm giải" yêu cầu "Tấn bộ như miêu hành" (bước như mèo đi). Do đó mà bước chân cần nhẹ nhàng. Tỷ như thế này, chân phải bước tới trước bên phải, cần phải dùng chân trái chìm hạ xuống vững vàng rồi chân phải mới hướng về phía trước duổi tới, mới không bị nặng nề. Đó chính là về bộ pháp biểu hiện sự "phân thanh hư thực" (phân biện rõ hư và thực)
5. Nếu là "cung bộ" thì đầu gối của chân cong không thể đi quá mủi chân; bàn chân của chân duổi phải hoàn toàn chạm mặt đất, chân cũng không được duổi thẳng hoàn toàn. Cung bộ, lấy chân cong làm thực, chân duổi làm hư; nhất thiết chân cong đảm nhiệm 7 phần trọng lượng, chân duổi ba phần. Đầu gối cùng mủi chân phải cùng một hướng.
6. Tay phải đở ra phải ngang bằng vai, không được cao hơn hay thấp hơn. Lúc đở xương vai không được đẩy ra trước, không thể đở ra trước quá, phải cần dùng thân thể phía trên di chuyển về phía trước, mà đầu gối chân phải cũng không được quá mủi chân, đồng thời thân thể không được chồm về trước
7. Lúc trọng tâm di chuyển về phía trước, chân, bụng, ngực, tay phải nhất trí không trước không sau tiến tới, tự nhiên "thượng hạ tương tùy" (trên dưới theo nhau), lúc biến chuyển động tác cũng cần duy trì "lập thân trung chính" (giữ thân hình thẳng)

Lãm Tước Vĩ

Lý thức


Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3fTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3jĐộng tác thứ nhất: Trọng tâm từ từ đi qua chân trái, thân thể đồng thời từ từ chuyển qua bên trái; đồng thời cánh tay trái "ngoại tuyền", cánh tay phải "nội tuyền", làm cho lòng bàn tay phải xoay xuống dưới, bàn tay trái xoay lên trên, hai bàn tay vừa xoay vừa kéo qua bên trái
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3kDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3lĐộng tác thứ hai: Thân thể tiếp tục hơi chuyển qua bên trái; trọng tâm kế tiếp đi qua chân trái, chân trái "tọa thực" (chìm xuống), thành "hữu hư bộ"; hai cánh tay hơi chìm cùi chỏ xuống, theo thân thể tiếp tục kéo qua bên trái, bàn tay trái đi đến trước ngực bên trái, bàn tay phải đi đến trước ngực bên phải; lúc mới đầu kéo, nhãn thần trước tiên thoáng tới tay phải kéo qua trái, đến lúc kéo hết tận đầu rồi, nhãn thần hơi nhìn qua tay trái rồi từ từ hướng về phía trước
Yếu điểm:
1. Hai cánh tay phải tùy theo eo mà kéo qua bên trái, lúc kéo hai bàn tay không được dang xa ở ngoài, nhưng hai bắp tay cũng không được sát dính vào với ngực; chìm cùi chỏ xuống có tác dụng phòng vệ ở nách, nhưng hai nách cũng phải để hở một khoảng trống chừng đầu nắm taỵ Nguyên cả bài quyền cũng phải như vậy, thì mới khỏi làm thân thể bị bó buộc
2. Lúc kéo qua bên trái, thân thể chuyển động cần phải thẳng đứng, không được bổ về trước hoặc ngửa về sau, hoặc là nghiêng qua nghiêng lạị Chủ ý là tại "thượng hạ tương tùy" (trên dưới đi với nhau), "bất tiên bất hậu" (không trước không sau). Nếu phần phía dưới chìm xuống nhanh một chút thì sẽ bị bổ về trước, nếu chậm thì sẽ bị ngửa về phía sau
3. Trong lúc đang kéo, bởi vì bàn tay xoay, cùi chỏ chìm xuống, cùng với chân trái rún xuống, xem ra hai bàn tay có vẻ hơi kéo xuống dướị Thực ra, hai bàn tay không phải có ý kéo xuống. Trên điểm này, ở những lúc luyện tập "thôi thủ" (đẩy bằng tay) bốn chiêu bằng, lý, tê, án cũng quy định như vậy: trong đó chiêu "lý" cũng đồng dạng kéo qua bên trái hoặc bên phải, chứ không được kéo xuống dướị Do đó, nếu mà kéo xuống dưới bên trái hoặc bên phải, hoặc kéo xuống dưới, đều không phải chính xác, bởi không phù hợp với quy tắc của "thôi thủ"
4. Lúc kéo, cánh tay trái thì tung tung đở lấy, trong lúc kéo, hai bàn tay cần bảo trì khoảng cách như trong thôi thủ, đó cũng là cần dùng một bàn tay chạm lấy cổ tay đối phương, bàn tay kia chạm vào gần cùi chỏ phía trên bắp tay của đối phương, mà kéo qua, làm cho thế "lý" lúc biến hóa khoảng cách tương đẳng, không được kéo xa, đấy gọi là "thượng vu lưỡng bác tương hệ" (phía trên thì hai bắp tay đi với nhau)

[size=25]Lãm Tước Vĩ

Tê thức


Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3lTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3mDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3nĐộng tác thứ nhất: Thân thể hơi chuyển qua bên phải; đồng thời trọng lượng từ từ đưa qua bên chân phải, cong chân phải, duổi chân trái, làm thành thế "hữu cung bộ"; tùy theo chuyển thể, cánh tay phải "ngoại tuyền" làm cho bàn tay xoay vào trong, cánh tay trái "nội tuyền" làm cho bàn tay xoay ra hướng ngoài; cánh tay phải làm vòng cung ra tới trước ngực, cùi chỏ phải hơi thấp xuống hơn cổ tay phải; bàn tay trái ở mé trong chính giữa của cánh tay phải, dùng cánh tay phải và bàn tay trái đụng ra phía bên phải (hướng tây); bàn tay vừa đụng ra vừa chạy tới gần cổ tay phải (mạch môn); mắt nhìn thẳng ra phía trước, nhãn thần cần thoáng tới tay phải
Yếu điểm:
1. Lúc đụng ra, phần trên thân thể không được chồm tới, hoặc ngửa ra; phần vai không được nhô lên, phải phóng tung chìm xuống; mông đít không được nhô ra; cùi chỏ không được đưa lên cao, cần phải thấp hơn cổ tay
2. Lúc đụng ra xong, bàn tay trái và cổ tay mặt cần phải như "dính vào nhau mà không dính vào nhau"

[size=25]Lãm Tước Vĩ

Án thức


Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3nTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3oDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3pĐộng tác thứ nhất: Cánh tay phải hơi "nội tuyền" làm bàn tay phải xoay xuống đất, bàn tay trái đi qua cổ tay phải, hai bàn tay phân khai, bằng với hai vai, hai bàn tay đều hướng xuống đất, hai cùi chỏ từ từ khúc lại chìm xuống, đem theo hai bàn tay đi lùi hơi xuống dưới; đồng thời trọng tâm từ từ đi chuyển về phía sau; "tọa thực" chân trái; mắt nhìn thẳng ra phía trước, nhãn thần thoáng tới hai bàn tay kéo lui
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3qĐộng tác thứ hai: Hai bàn tay đẩy ra phía trước, hai cổ tay cao bằng vai; đồng thời, cong chân phải, duổi chân trái, thành thế "hữu cung bộ"; mắt nhìn thẳng ra phía trước, nhãn thần thoáng tới hai bàn tay đẩy ra trước
Yếu điểm:
1. Lúc trọng tâm đi về phía sau, đầu khớp xương chân phải hơi kéo về sau một chút, để cho thân thể cân đối, không bị nghiêng qua bên trái
2. Hai bàn tay phải cùng tùy theo hông "tọa thực" mà kéo lui, cần phải tung hai vai, hai cùi chỏ không được lồi ra
3. Hai bàn tay phải theo trọng tâm đi về phía trước mà đẩy ra từ từ, hơi có vẻ cong hướng lên trên, nhưng không nhiều; hai cánh tay và hai vai không được khẩn trương, không được nhô vai; hai cùi chỏ không được dùng sức thẳng băng ra; thân thể không được chồm tới hoặc ngửa về sau
4. Trước khi hai bàn tay đẩy ra, bàn tay trái hướng xéo về phía trước bên phải, bàn tay phải hướng xéo về phía trước bên trái; lúc hai bàn tay đẩy ra, phải tùy theo vừa đẩy vừa chuyển ra phía trước, nhưng hai bàn tay không được chính diện thẳng về trước; đồng thời phải cần hai lòng bàn tay chìm xuống, ngón cái hơi bật ra sau

[size=25]Vận Kình

Lúc mới học Thái Cực quyền, trước hết là phải làm các động tác cho đúng mức tiêu chuẩn, xong rồi, mỗi lúc làm một động tác đồng thời còn phải cần luyện tập vận kình.
Kình điểm của Thái Cực quyền là tùy theo các động tác không ngừng biến chuyển, do đó động tác cần "miên miên bất đoạn" (liên miên không ngừng), "vận kình như trừu ty" (vận kình như kéo tơ).
Giờ đây xin đem các động tác trong thế Lãm Tước Vĩ ra làm ví dụ, nguyên bản các hình, chỉ ra mỗi động tác kình điểm ở chỗ nào, và bộ phận chính yếu ở đâu, để tiện độc giả tham khảo cùng thể hội từng chi tiết
Đã nói kình điểm phía trên, bây giờ xin nói về chỗ xuất phát của kình lực:
Chỗ xuất phát của kình lực là "kỳ căn tại cước" (gốc rễ ở bàn chân), "phát vu thoái" (phát ra ở bắp chân), "chủ tể vu yêu" (chủ tê/ là eo lưng), "hình vu thủ chỉ" (hình hiện ra ở bàn tay ngón tay). Tỷ như thế "án",
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3p Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3q hai bàn chân đè trên mặt đất là gốc rễ. Tỷ như muốn đẩy một chiếc xe lôi chứa đầy hàng hóa, tất nhiên hai bàn chân phải đè xuống mặt đất, như mà hai bàn chân giữa không trung không có chỗ nào để tựa, thì muốn đẩy chiếc xe lôi đi khó mà nghĩ ra cách nào, do đó mà nói "kỳ căn tại cước" (lúc luyện quyền sẽ bao quát "thượng bộ, thoái bộ, hoặc đứng nguyên chỗ ém xuống đất). Chân phải cong tới, chân trái duổi ra, là "phát vu thoái". Tỷ như muốn đẩy chiếc xe lôi tới trước, hai bàn chân tuy vẫn đè xuống đất, nhưng cũng còn phải cần nhờ chân trước cong tới và chân sau duổi rạ
Đương lúc trọng tâm ở sau chuyển về trước, phần eo hơi hơi hướng lên, rồi sau đó hướng xuống, rồi hướng về phía trước thành một hình cung, để hướng dẫn kình lực và giữ vững động tác có phương hướng về phía trước (còn như những thứ khác như thân thể chuyển động thì lấy eo lưng di chuyển bên trái bên phải để hướng dẫn kình lực và giữ vững phương hướng của các động tác). Đấy gọi là "chủ tể vu yêu", hoặc là "yêu vi xa trừu".
Bắp thịt đi qua bộ phận xương sống và lưng do từ từ co rút biến thành từ từ giãn nở, đem kình lực từ từ chuyển đến vai, cùi chỏ, mà đi đến bả bàn tay, đẩy ra ngoài, và nữa là đầu ngón tay cũng có cảm giác là kình lực đi đến, như vậy gọi là "lực do tích phát" (sức từ xương sống phát ra), mà đi đến "hình vu thủ chỉ" (hình hiện ra ở đầu ngón tay)
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3f Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3j Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3k Đồng thời, biến chuyển thay đổi kình cũng như vậỵ Tỷ như, từ thế bằng chuyển qua thế lý, cũng là đi qua từ bàn chân đến bắp chân đến eo lưng, đem kình điểm nguyên ở xương nhiêu gần bộ phận cổ tay phải (hình bên trái), chuyển qua cổ tay mé bên ngón út, đi đến gần bộ phận cổ tay bên mé xương xích; đem kình điểm nguyên ở bả bàn tay trái, chuyển qua mé bên ngón tay cái và ngón tay trỏ, đi đến bộ phận gần cổ tay bên mé xương nhiêụ Tuy nhiên không phải vì vậy mà hiển lộ ra từ bàn chân đến bắp chân đến eo lưng đến xương sống trước sau mà làm, rõ ràng kế tục; động tác phải là "tiết tiết quán quán" (liên đốt với nhau), "hoàn chỉnh nhất khí" (toàn thể một hơi), do đó vẫn là phải "nhất động vô hữu bất động, nhất tĩnh vô hữu bất tĩnh" (động một cái là không có gì là không động, yên một cái là không có cái gì không yên), hiệp điệu nhất trí. Phần ngực và bụng cũng phải theo phần eo kéo theo mà chuyển động tương ứng theo, không thể vì "hàm hung" (thót ngực), "tung khóa" (tung hông) thành ra bỏ qua không nhắc tới, để cho chúng "hàm hung", "tung yêu khóa" một kiểu ngơ ngơ không đụng đậỵ
Tuy nhiên, kình điểm nêu ra ở đây, không phải là ngay chỗ này mà dùng sức, sử kình hay khẩn trương, mà là vẫn phải yêu cầu bắp thịt phóng tung, động tác chậm rãi, nhu hòa, và cũng cần chiếu theo các yếu điểm chung mà làm. Còn như chuyện vận kình, cũng phải là "tiên tại tâm, hậu tại thân" (trước ở tâm, sau ở thân), dùng ý tập trung ở bộ phận đó, ý đến thì kình đến, ý đến chỗ nào thì chỗ ấy có cảm giác, đấy gọi là phương pháo trau giồi "nội ngoại nhất trí" (trong ngoài nhất trí)
Người mới học như nếu không có giáo sư có kinh nghiệm chỉ giảng trước mặt, thì chỉ cần chiếu theo các yếu điểm của các động tác mà làm cho chính xác, lâu ngày do các động tác thuần thục và chính xác, đường kình này cũng sẽ tự nhiên sãn sinh, cũng biết tự nhiên "thượng hạ tương tùy", "nội ngoại nhất trí", như vậy mới không bị sinh ra hư hỏng. Bởi vì mỗi động tác đều có một lối di chuyển kình điểm nhất định, nếu như nguyên bài quyền chỉ ra thì sẽ rất là phiền hà. Do đó ơ> đây xin cử ra một tỷ dụ cho toàn bài, về sau sẽ không nói lại nữa
Động tác kình điểm tay phải Kình điểm tay trái Bộ phận chủ yếu
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3a ở gần cổ tay bên mé xương xích ở bả bàn tay bên méngón tay út ở tay phải
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3b chuyển qua chỗ đầu xương xích chuyển qua chỗ đầu xương nhiêu đi qua tay trái
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3c chuyển qua bả bàn tay bên mé ngón tay út chuyển qua gần cổ tay mé xương nhiêu ở tay trái
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3d lúc vòng lên ở mé ngón tay cái và ngón trỏ lúc cùi chỏ chìm xuống qua xương xích tới bả bàn tay bên ngón út đi qua tay phải
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3e đi đến một bên xương nhiêu đi đến bả bàn tay ở tay phải
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3f đi đến gần cổ tay mé xương nhiêu tại bả bàn tay ở tay phải
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3j chuyển qua cổ tay mé ngón tay út chuyển qua mé ngón tay cái và ngón tay trỏ ở tay phải
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3k chuyển qua gần cổ tay mé bên xương xích chuyển qua gần cổ tay mé bên xương nhiêu ở tay phải
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3l chuyển qua bả bàn tay mé ngón út chuyển qua mé ngón cái và ngón trỏ ở tay phải
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3m chuyển qua mé ngoài cánh tay chuyển qua bả bàn tay mé ngón út ở hai tay
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3n chuyển tới gần cổ tay và cánh tay mé ngoài chuyển tới bả bàn tay ở hai tay
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3o Chuyển qua ngón tay chuyển qua ngón tay ở hai tay
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3p chuyển qua bả bàn tay bên ngón út chuyển qua bả bàn tay bên ngón út ở hai tay
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3q chuyển qua bả bàn tay chuyển qua bả bàn tay ở hai tay
[/size][/size]Nhãn


Gọi là "Nhãn vi tâm chi miêu" (mắt là cái tâm của con mèo), tức là chỉ từ chỗ tròng mắt có thể nhìn ra tư tưởng của động tác ngay, chính như là trong hí kịch, y dạng lúc biểu diễn vũ khúc một cách truyền thần; Lúc tập luyện Thái Cực quyền, nhãn thần là một bộ phận trọng yếu trong bài quyền. Thử lấy một tỷ dụ ra làm phân tích nhãn thần ra sao. Như lúc từ thế bằng bên trái qua thế bằng bên phải:
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3d thân thể chuyển qua bên trái, cùi chỏ trái hơi kéo lui phía sau bên trái, nhãn thần thoáng tới cánh tay trái
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3e thân thể chuyển qua phải, cánh tay phải sắp đẩy ra, nhãn thần đi tới cánh tay phải
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3e Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3f Đương lúc cánh tay phải còn chưa đỡ hết nhãn thần đã hơi thoáng tới nơi bàn tay phải sẽ đở đến
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3f Đương lúc tay phải đở ra ngoài, mắt tuy đã nhìn thẳng ra trước, nhưng nhãn thần vẫn còn thoáng đến tay phải đở ra
Từ động tác trên mà nhìn, chúng ta thấy cũng không khó hiểu gì, ở quá trình của mỗi động tác, nhãn thần là phải kết hợp "tả cố hữu phân" (ngó trái, liếc phải). Nhưng liếc phải liếc trái không phải là không có quy tắc, cứ loạn liếc ngang dọc, mà là phải theo phương hướng chuyển động của thân thể thành nhất trí. Thực ra, có rất nhiều động tác chuyển thể mà như nếu trònh mắt không chuyển (mắt và gương mặt đồng một hướng), thì eo cũng khó mà uốn qua được; tức như là lúc sử chiêu "lý" kéo qua trái, tuy thân thể chuyển qua trái không nhiều lắm, nhưng nếu mà tròng mắt cứ nhìn chỗ cũ, thì thân thể tuy chuyển, cũng rất là quặt quoẹọ Do đó mà thấy rằng, nếu chuyển thể mà nhiều chút nữa, tức là không còn có cách nào mà xoay mình được. Ngoài ra, lúc làm "tả cố hữu phân", vẫn không được quên mất cái yêu cầu "hư lãnh đỉnh kình"; không thể vì cần phải nhìn qua nhìn lại rất là linh hoạt mà sản sinh ra hiện tượng lắc não rung đầu; cũng không được lúc cánh tay đang làm động tác ở trên cao hoặc ở phía dưới, mà sản sinh ra hiện tượng ngẩng đầu lên hoặc cúi đầu xuống; phải là "đỉnh đầu hệ" (đầu thẳng như bị treo) mà chuyển động và dùng nhãn thần thoáng qua lại, như vậy mới rõ được là vừa linh hoạt vừa có thần.
Lúc động tác sắp hoàn thành xong, tròng mắt phải cần trước hết đi đến chỗ bàn tay sẽ đến, cần phải có biểu hiện "dĩ nhãn lãnh thủ" (dùng mắt để dẫn bàn tay), cũng là để cho tròng mắt thành một biểu hiện cho "tâm" ý, và cũng là kết hợp "tiên tại tâm, hậu tại thân". Tỷ như trong sinh hoạt thường ngày, tâm lý muốn cầm một đồ vật gì, tròng mắt chung chung cũng nhìn đến vật ấy, rồi sau đó mới lại cầm lên, đạo lý cũng cùng là một thứ. Do đó, phàm động tác hướng về một phương hướng dự định nào đó, nhãn thần phải cần đi đến đó trước.
Tuy nhiên nhãn thần cần phải đến trước, nhưng không phải là như vậy là bỏ không để ý đến bàn tay nữa, mà vẫn phải nhìn tới động tác bàn tay đến chỗ cuối mới thôị Như vậy thì mới đem các phương diện của các động tác "thủ, nhãn, thân, pháp, bộ" đạt đến chỗ "nhất động vô hữu bất động, nhất tĩnh vô hữu bất tĩnh", ma ` làm cho hiệp điệu với nhau.


Đơn Tiên



Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3qTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 4aDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 4bĐộng tác thứ nhất: Trọng tâm từ từ đi qua chân trái, thân thể chuyển qua bên trái; Đồng thời bàn chân phải ngón chân hơi bật lên, dùng gót chân làm trục, tùy theo chuyển thể hết sức xoay vào trong và đạp xuống thực; trọng tâm theo đó từ từ đi qua bên chân phải; Đồng thời hai cùi chỏ hơi cong và chìm xuống, hai bàn tay hơi hướng xuống, tùy theo chuyển thể, vẻ ngang một nửa vòng tròn, hai bàn tay cao bằng vai; nhãn thần đi theo thể chuyển nhìn thẳng ra trước, trước tiên thoáng tới chỗ bàn tay trái sẽ đi đến, nhưng vẫn nhìn tới bàn tay phải
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 4cĐộng tác thứ hai: Thân thể hơi chuyển qua bên phải; hai bàn tay tùy theo thể chuyển đi vào trong qua trước ngực rồi qua bên phải, vẻ thành một nửa vòng tròn ngang, hai bàn tay cao bằng vai; mắt đi theo thể chuyển nhìn thẳng ra trước, nhãn thần cần thoáng đến tay phải
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 4dĐộng tác thứ ba: Trọng tâm toàn bộ đặt vào chân phải, chân trái nhấc lên vào trong; đồng thời thân thể chuyển qua bên phải, tùy theo trọng tâm đi qua, cánh tay phải từ từ duổi ra về bên phải, vừa duổi những ngón tay vừa túm lại thả xuống, thân thể hơi chuyển qua trái, bàn tay trái vẻ một hình vòng cung qua trái và đi lên, vừa đi vừa làm cánh tay "ngoại tuyền" làm lòng bàn tay từ từ hướng vào trong. Nhãn thần cần thoáng đến bàn tay trái đang di chuyển
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 4eĐộng tác thứ tư: Thân thể tiếp tục chuyển qua trái, chân trái bước về bên trái, gót chân xuống đất trước, tùy theo trọng tâm từ từ đi qua bên trái mà đạp xuống hết bàn chân; Cong chân trái, duổi chân phải, thành "tả cung bộ". Đồng thời, núm tay phải tiếp tục duổi ra bên phải, vai tung; bàn tay trái qua trước mặt (cách mặt chừng một thước "thị xích") qua bên trái, vừa đi vừa "nội tuyền" làm cho lòng bàn tay hướng ra ngoài, rồi nhắm bên trái đẩy nhẹ rạ Mắt nhìn thẳng lúc đi qua trái, trước tiên nhìn mé bên trái nơi bàn tay trái đi đến, song nhãn thần cần thoáng đến bàn tay trái đẩy ra
Yếu điểm:
1. Ba hình đầu, lúc hai bàn tay trước sau vẻ một nửa vòng tròn, phải cần eo lưng chuyển động, đồng thời hai cùi chỏ (đầu cùi chỏ phải chìm xuống) cũng cần tròn trịa đi theo hai bàn tay vẻ vòng mà co duổị Hai cánh tay lúc chuyển động phải xa đều tương đẳng, chung chung là cần tay trước đi, tay sau theo, "lưỡng bác tương hệ" (hai bắp tay liên với nhau) không loạc xạ, đương lúc hai bàn tay vẻ vào trong đi qua trước ngực, phải cần hàm hung (thót ngực), chuyển eo thì mới tròn trịạ Tuy nhiên "hàm hung" cũng phải chú ý không được ém ngực vào, và cũng cần chú ý bộ phận ngực không được ưởn ra, do đó mà quyền luận nói rằng: "ý khí tu hoán đắc linh, nãi hữu viên hoạt chi thú" (ý và khí cần thay đổi cho linh động, thì có cái thú vị của cái tròn trịa linh hoạt)
2. Phần trên thân thể cần ngay thẳng, tránh không bị chồm tới, hoặc ngửa ra hoặc nghiêng qua trái
3. Cần "trầm kiên đọa trửu" (vai chìm, cùi chỏ hạ xuống), và "tung yêu khóa" (phóng tung eo lưng và hông)
4. Làm xong thế rồi, hai cánh tay cùng với hai chân (tay trái và chân trái, tay phải và chân phải) phải hướng về một nơi, trên dưới thẳng tuyến, tránh không bị tay phải nhắm trật với phía bên phải chéo; đầu gối bên trái không được đi quá mủi chân tráị Đầu mủi, đầu chân và đầu ngón tay phải cùng một hướng chỉnh tề
5. Xương cổ tay của túm tay phải cần phải cong gảy làm cho các ngón tay thòng xuống đất, cùng với mủi chân phải thành một đường trực tuyến thẳng đứng

[size=25]Đề Thủ Thượng Thế


Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 4eTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 5aDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 5bĐộng tác thứ nhất: Mủi chân trái xoay vào trong 15 độ đạp thực, chân trái "tọa thực", thân thể từ từ chuyển qua trái, chân phải nhấc lên, thả xuống trước chân phải một bước, dùng gót chân chạm đất, mủi chân tự nhiên bật lên, đầu gối phải hơi cong, thành "hữu hư bộ". Lúc thân thể chuyển qua trái, túm tay bên phải trở lại thành bình thường, cùng bàn tay bên trái, hai bên phân biệt cùi chỏ chìm xuống, và tùy theo đó áp vào về phía trước, bàn tay phía trước, cao bằng lông mày, lòng bàn tay hướng bên trái; bàn tay trái phía sau, cao bằng ngực, lòng bàn tay hướng bên phải, đối diện với cùi chỏ tay phảị Nhãn thần nhìn qua suốt bàn tay phải nhìn thẳng ra trước, thành thế "đề thủ thức"

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 5cDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 5dĐộng tác thứ hai: Eo lưng hơi xoay qua trái, xương hông hơi thu vào trong (đầu xương bắp chân), chân phải nhấc lên; đồng thời cùi chỏ hạ xuống về phía sau, vừa hạ xuống vừa xoay "nội tuyền" làm lòng bàn tay hướng xuống đất; bàn tay phải cũng tùy theo thân chuyển từ phía trước hạ xuống vẻ một vòng cung qua bên trái xuống mé dưới bàn tay trái, vừa đi vừa xoay "ngoại tuyền" làm cho lòng bàn tay hướng lên trên; nhãn thần hơi thoáng qua cùi chỏ trái chìm xuống, lập tức nhìn thẳng về phía trước

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 5eĐộng tác thứ ba: Chân phải hạ xuống nguyên chỗ cũ, gót chân xuống trước, eo lưng bắt đầu chuyển qua trái; Mủi chân phải xoay qua trái đạp thực, trọng tâm từ từ toàn bộ đi qua chân phải, đầu gối chân phải cong lại hạ xuống "tọa thực"; Lúc el lưng chuyển qua trái, tay phải đụng ("tê") về phía trước, vừa đụng vừa đem theo vai xô tới, bàn tay trái dựa vào bên trong cánh tay phải, tùy theo tay phải đụng về trước. Mắt trước tiên nhìn tay phải đụng tới trước, rồi từ từ đu qua bàn tay phải
Yếu điểm:
1. Từ thế đơn tiên đi tới "đề thủ", động tác của hai bàn tay là "hợp kình", chân và tay phải cần hiệp điệu nhất trí
2. Lúc làm tư thế "đề thủ", hai vai và eo lưng và hông cần phóng tung, phần đít phía sau không được nhô ra, thân thể cần bảo trì ngay thẳng, phần ngực không được hướng chính diện về phía trước. Gót chân đụng nhẹ trên mặt đất, mủi chân hơi bật lên, không được bật cao quá, đầu gối chân phải hơi cong, không được thẳng băng, cần "tọa uyển". Trọng tâm phải toàn bộ nằm bên chân trái
3. Từ các hình sau thế "đề thủ", vì đầu xương chân phía trên thu vào, chân trái hơi có hiện tượng rùn xuống một tý. Lúc đụng ra bằng tay phải, cần có ý dùng vai, nhưng không được nhô vai lên, thân thể phải ngay thẳng, không được chồm tới

Bạch Hạc Lượng Xí



Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 5eTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 6aĐộng tác: Chân trái hơi nhấc lên, đi tới trước chân phải (hướng đông), dùng mủi chân chạm đất, đầu gối bên trái hơi cong lại; thân thể hơi chuyển qua tráị Đồng thời, bàn tay phải nhấc lên về phía trước, vừa lên vừa xoay "nội tuyền" làm cho lòng bàn tay hướng ra ngoài; bàn tay trái doồng thời vẻ hình cong đi xuống bên cạnh hông. Mắt hơi nhìn tới bàn tay phải nhấc lên, rồi nhìn thẳng về phía trước, nhãn thần cần thoáng tới hai bàn tay
Yếu điểm:
1. Từ thế "đề thủ thượng thế" qua đến "bạch hạc lượng xí" phải cần có khí thế đi lên, nhưng chân phải cần phải hạ xuống, cần dãn lưng, như vậy mới có vẻ trên dưới đối lập, có cảm giác thân thể và tay chân dãn dài ra, nhưng cần chú ý không được làm thành vẻ ưởn bụng; "đỉnh kình" đi lên, tinh thần tức nhiên hưng khởi lên, trầm khí xuống bên hông, thân thể phần dưới sẽ ổn định và chìm xuống; mủi chân phải chỉ chạm mặt đất, không được dùng để đở thân thể
2. Lúc làm xong thế "Bạch Hạc Lượng Xí", hai cánh tay cần hiện thành hình cung, không được thẳng băng: bàn tay phải tuy ở mé trên trước trán, nhưng không được nhấc cùi chỏ lên, hoặc nhô vai, cần thả tung vai và chìm cùi chỏ và "tọa uyển"; thân thể vẫn cần bảo trì ngay thẳng, không được chồm tới trước, hoặc ngửa ra sau, không được ưởn ngực, nhô đít
[/size]


Last edited by VietKiem on Sun Jan 31, 2010 8:07 pm; edited 3 times in total

Back to top Go down

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức Empty Re: Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức

Post by VietKiem Thu Aug 27, 2009 4:22 pm

Lãm Tước Vĩ


Lý thức

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3fTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3jĐộng tác thứ nhất: Trọng tâm từ từ đi qua chân trái, thân thể đồng thời từ từ chuyển qua bên trái; đồng thời cánh tay trái "ngoại tuyền", cánh tay phải "nội tuyền", làm cho lòng bàn tay phải xoay xuống dưới, bàn tay trái xoay lên trên, hai bàn tay vừa xoay vừa kéo qua bên trái
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3kDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3lĐộng tác thứ hai: Thân thể tiếp tục hơi chuyển qua bên trái; trọng tâm kế tiếp đi qua chân trái, chân trái "tọa thực" (chìm xuống), thành "hữu hư bộ"; hai cánh tay hơi chìm cùi chỏ xuống, theo thân thể tiếp tục kéo qua bên trái, bàn tay trái đi đến trước ngực bên trái, bàn tay phải đi đến trước ngực bên phải; lúc mới đầu kéo, nhãn thần trước tiên thoáng tới tay phải kéo qua trái, đến lúc kéo hết tận đầu rồi, nhãn thần hơi nhìn qua tay trái rồi từ từ hướng về phía trước
Yếu điểm:
1. Hai cánh tay phải tùy theo eo mà kéo qua bên trái, lúc kéo hai bàn tay không được dang xa ở ngoài, nhưng hai bắp tay cũng không được sát dính vào với ngực; chìm cùi chỏ xuống có tác dụng phòng vệ ở nách, nhưng hai nách cũng phải để hở một khoảng trống chừng đầu nắm taỵ Nguyên cả bài quyền cũng phải như vậy, thì mới khỏi làm thân thể bị bó buộc
2. Lúc kéo qua bên trái, thân thể chuyển động cần phải thẳng đứng, không được bổ về trước hoặc ngửa về sau, hoặc là nghiêng qua nghiêng lạị Chủ ý là tại "thượng hạ tương tùy" (trên dưới đi với nhau), "bất tiên bất hậu" (không trước không sau). Nếu phần phía dưới chìm xuống nhanh một chút thì sẽ bị bổ về trước, nếu chậm thì sẽ bị ngửa về phía sau
3. Trong lúc đang kéo, bởi vì bàn tay xoay, cùi chỏ chìm xuống, cùng với chân trái rún xuống, xem ra hai bàn tay có vẻ hơi kéo xuống dướị Thực ra, hai bàn tay không phải có ý kéo xuống. Trên điểm này, ở những lúc luyện tập "thôi thủ" (đẩy bằng tay) bốn chiêu bằng, lý, tê, án cũng quy định như vậy: trong đó chiêu "lý" cũng đồng dạng kéo qua bên trái hoặc bên phải, chứ không được kéo xuống dướị Do đó, nếu mà kéo xuống dưới bên trái hoặc bên phải, hoặc kéo xuống dưới, đều không phải chính xác, bởi không phù hợp với quy tắc của "thôi thủ"
4. Lúc kéo, cánh tay trái thì tung tung đở lấy, trong lúc kéo, hai bàn tay cần bảo trì khoảng cách như trong thôi thủ, đó cũng là cần dùng một bàn tay chạm lấy cổ tay đối phương, bàn tay kia chạm vào gần cùi chỏ phía trên bắp tay của đối phương, mà kéo qua, làm cho thế "lý" lúc biến hóa khoảng cách tương đẳng, không được kéo xa, đấy gọi là "thượng vu lưỡng bác tương hệ" (phía trên thì hai bắp tay đi với nhau)


Lãm Tước Vĩ




Tê thức


Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3lTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3mDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3nĐộng tác thứ nhất: Thân thể hơi chuyển qua bên phải; đồng thời trọng lượng từ từ đưa qua bên chân phải, cong chân phải, duổi chân trái, làm thành thế "hữu cung bộ"; tùy theo chuyển thể, cánh tay phải "ngoại tuyền" làm cho bàn tay xoay vào trong, cánh tay trái "nội tuyền" làm cho bàn tay xoay ra hướng ngoài; cánh tay phải làm vòng cung ra tới trước ngực, cùi chỏ phải hơi thấp xuống hơn cổ tay phải; bàn tay trái ở mé trong chính giữa của cánh tay phải, dùng cánh tay phải và bàn tay trái đụng ra phía bên phải (hướng tây); bàn tay vừa đụng ra vừa chạy tới gần cổ tay phải (mạch môn); mắt nhìn thẳng ra phía trước, nhãn thần cần thoáng tới tay phải
Yếu điểm:
1. Lúc đụng ra, phần trên thân thể không được chồm tới, hoặc ngửa ra; phần vai không được nhô lên, phải phóng tung chìm xuống; mông đít không được nhô ra; cùi chỏ không được đưa lên cao, cần phải thấp hơn cổ tay
2. Lúc đụng ra xong, bàn tay trái và cổ tay mặt cần phải như "dính vào nhau mà không dính vào nhau"



Lãm Tước Vĩ




Án thức


Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3nTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3oDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3pĐộng tác thứ nhất: Cánh tay phải hơi "nội tuyền" làm bàn tay phải xoay xuống đất, bàn tay trái đi qua cổ tay phải, hai bàn tay phân khai, bằng với hai vai, hai bàn tay đều hướng xuống đất, hai cùi chỏ từ từ khúc lại chìm xuống, đem theo hai bàn tay đi lùi hơi xuống dưới; đồng thời trọng tâm từ từ đi chuyển về phía sau; "tọa thực" chân trái; mắt nhìn thẳng ra phía trước, nhãn thần thoáng tới hai bàn tay kéo lui
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3qĐộng tác thứ hai: Hai bàn tay đẩy ra phía trước, hai cổ tay cao bằng vai; đồng thời, cong chân phải, duổi chân trái, thành thế "hữu cung bộ"; mắt nhìn thẳng ra phía trước, nhãn thần thoáng tới hai bàn tay đẩy ra trước

Yếu điểm:
1. Lúc trọng tâm đi về phía sau, đầu khớp xương chân phải hơi kéo về sau một chút, để cho thân thể cân đối, không bị nghiêng qua bên trái
2. Hai bàn tay phải cùng tùy theo hông "tọa thực" mà kéo lui, cần phải tung hai vai, hai cùi chỏ không được lồi ra
3. Hai bàn tay phải theo trọng tâm đi về phía trước mà đẩy ra từ từ, hơi có vẻ cong hướng lên trên, nhưng không nhiều; hai cánh tay và hai vai không được khẩn trương, không được nhô vai; hai cùi chỏ không được dùng sức thẳng băng ra; thân thể không được chồm tới hoặc ngửa về sau
4. Trước khi hai bàn tay đẩy ra, bàn tay trái hướng xéo về phía trước bên phải, bàn tay phải hướng xéo về phía trước bên trái; lúc hai bàn tay đẩy ra, phải tùy theo vừa đẩy vừa chuyển ra phía trước, nhưng hai bàn tay không được chính diện thẳng về trước; đồng thời phải cần hai lòng bàn tay chìm xuống, ngón cái hơi bật ra sau



Đơn Tiên



Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 3qTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 4aDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 4bĐộng tác thứ nhất: Trọng tâm từ từ đi qua chân trái, thân thể chuyển qua bên trái; Đồng thời bàn chân phải ngón chân hơi bật lên, dùng gót chân làm trục, tùy theo chuyển thể hết sức xoay vào trong và đạp xuống thực; trọng tâm theo đó từ từ đi qua bên chân phải; Đồng thời hai cùi chỏ hơi cong và chìm xuống, hai bàn tay hơi hướng xuống, tùy theo chuyển thể, vẻ ngang một nửa vòng tròn, hai bàn tay cao bằng vai; nhãn thần đi theo thể chuyển nhìn thẳng ra trước, trước tiên thoáng tới chỗ bàn tay trái sẽ đi đến, nhưng vẫn nhìn tới bàn tay phải
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 4cĐộng tác thứ hai: Thân thể hơi chuyển qua bên phải; hai bàn tay tùy theo thể chuyển đi vào trong qua trước ngực rồi qua bên phải, vẻ thành một nửa vòng tròn ngang, hai bàn tay cao bằng vai; mắt đi theo thể chuyển nhìn thẳng ra trước, nhãn thần cần thoáng đến tay phải
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 4dĐộng tác thứ ba: Trọng tâm toàn bộ đặt vào chân phải, chân trái nhấc lên vào trong; đồng thời thân thể chuyển qua bên phải, tùy theo trọng tâm đi qua, cánh tay phải từ từ duổi ra về bên phải, vừa duổi những ngón tay vừa túm lại thả xuống, thân thể hơi chuyển qua trái, bàn tay trái vẻ một hình vòng cung qua trái và đi lên, vừa đi vừa làm cánh tay "ngoại tuyền" làm lòng bàn tay từ từ hướng vào trong. Nhãn thần cần thoáng đến bàn tay trái đang di chuyển

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 4eĐộng tác thứ tư: Thân thể tiếp tục chuyển qua trái, chân trái bước về bên trái, gót chân xuống đất trước, tùy theo trọng tâm từ từ đi qua bên trái mà đạp xuống hết bàn chân; Cong chân trái, duổi chân phải, thành "tả cung bộ". Đồng thời, núm tay phải tiếp tục duổi ra bên phải, vai tung; bàn tay trái qua trước mặt (cách mặt chừng một thước "thị xích") qua bên trái, vừa đi vừa "nội tuyền" làm cho lòng bàn tay hướng ra ngoài, rồi nhắm bên trái đẩy nhẹ rạ Mắt nhìn thẳng lúc đi qua trái, trước tiên nhìn mé bên trái nơi bàn tay trái đi đến, song nhãn thần cần thoáng đến bàn tay trái đẩy ra
Yếu điểm:
1. Ba hình đầu, lúc hai bàn tay trước sau vẻ một nửa vòng tròn, phải cần eo lưng chuyển động, đồng thời hai cùi chỏ (đầu cùi chỏ phải chìm xuống) cũng cần tròn trịa đi theo hai bàn tay vẻ vòng mà co duổị Hai cánh tay lúc chuyển động phải xa đều tương đẳng, chung chung là cần tay trước đi, tay sau theo, "lưỡng bác tương hệ" (hai bắp tay liên với nhau) không loạc xạ, đương lúc hai bàn tay vẻ vào trong đi qua trước ngực, phải cần hàm hung (thót ngực), chuyển eo thì mới tròn trịạ Tuy nhiên "hàm hung" cũng phải chú ý không được ém ngực vào, và cũng cần chú ý bộ phận ngực không được ưởn ra, do đó mà quyền luận nói rằng: "ý khí tu hoán đắc linh, nãi hữu viên hoạt chi thú" (ý và khí cần thay đổi cho linh động, thì có cái thú vị của cái tròn trịa linh hoạt)
2. Phần trên thân thể cần ngay thẳng, tránh không bị chồm tới, hoặc ngửa ra hoặc nghiêng qua trái
3. Cần "trầm kiên đọa trửu" (vai chìm, cùi chỏ hạ xuống), và "tung yêu khóa" (phóng tung eo lưng và hông)
4. Làm xong thế rồi, hai cánh tay cùng với hai chân (tay trái và chân trái, tay phải và chân phải) phải hướng về một nơi, trên dưới thẳng tuyến, tránh không bị tay phải nhắm trật với phía bên phải chéo; đầu gối bên trái không được đi quá mủi chân tráị Đầu mủi, đầu chân và đầu ngón tay phải cùng một hướng chỉnh tề
5. Xương cổ tay của túm tay phải cần phải cong gảy làm cho các ngón tay thòng xuống đất, cùng với mủi chân phải thành một đường trực tuyến thẳng đứng

Back to top Go down

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức Empty Re: Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức

Post by VietKiem Thu Aug 27, 2009 4:43 pm

Đề Thủ Thượng Thế


Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 4eTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 5aDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 5bĐộng tác thứ nhất: Mủi chân trái xoay vào trong 15 độ đạp thực, chân trái "tọa thực", thân thể từ từ chuyển qua trái, chân phải nhấc lên, thả xuống trước chân phải một bước, dùng gót chân chạm đất, mủi chân tự nhiên bật lên, đầu gối phải hơi cong, thành "hữu hư bộ". Lúc thân thể chuyển qua trái, túm tay bên phải trở lại thành bình thường, cùng bàn tay bên trái, hai bên phân biệt cùi chỏ chìm xuống, và tùy theo đó áp vào về phía trước, bàn tay phía trước, cao bằng lông mày, lòng bàn tay hướng bên trái; bàn tay trái phía sau, cao bằng ngực, lòng bàn tay hướng bên phải, đối diện với cùi chỏ tay phải. Nhãn thần nhìn qua suốt bàn tay phải nhìn thẳng ra trước, thành thế "đề thủ thức"

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 5cDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 5dĐộng tác thứ hai: Eo lưng hơi xoay qua trái, xương hông hơi thu vào trong (đầu xương bắp chân), chân phải nhấc lên; đồng thời cùi chỏ hạ xuống về phía sau, vừa hạ xuống vừa xoay "nội tuyền" làm lòng bàn tay hướng xuống đất; bàn tay phải cũng tùy theo thân chuyển từ phía trước hạ xuống vẻ một vòng cung qua bên trái xuống mé dưới bàn tay trái, vừa đi vừa xoay "ngoại tuyền" làm cho lòng bàn tay hướng lên trên; nhãn thần hơi thoáng qua cùi chỏ trái chìm xuống, lập tức nhìn thẳng về phía trước

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 5eĐộng tác thứ ba: Chân phải hạ xuống nguyên chỗ cũ, gót chân xuống trước, eo lưng bắt đầu chuyển qua trái; Mủi chân phải xoay qua trái đạp thực, trọng tâm từ từ toàn bộ đi qua chân phải, đầu gối chân phải cong lại hạ xuống "tọa thực"; Lúc el lưng chuyển qua trái, tay phải đụng ("tê") về phía trước, vừa đụng vừa đem theo vai xô tới, bàn tay trái dựa vào bên trong cánh tay phải, tùy theo tay phải đụng về trước. Mắt trước tiên nhìn tay phải đụng tới trước, rồi từ từ đu qua bàn tay phải
Yếu điểm:
1. Từ thế đơn tiên đi tới "đề thủ", động tác của hai bàn tay là "hợp kình", chân và tay phải cần hiệp điệu nhất trí
2. Lúc làm tư thế "đề thủ", hai vai và eo lưng và hông cần phóng tung, phần đít phía sau không được nhô ra, thân thể cần bảo trì ngay thẳng, phần ngực không được hướng chính diện về phía trước. Gót chân đụng nhẹ trên mặt đất, mủi chân hơi bật lên, không được bật cao quá, đầu gối chân phải hơi cong, không được thẳng băng, cần "tọa uyển". Trọng tâm phải toàn bộ nằm bên chân trái
3. Từ các hình sau thế "đề thủ", vì đầu xương chân phía trên thu vào, chân trái hơi có hiện tượng rùn xuống một tý. Lúc đụng ra bằng tay phải, cần có ý dùng vai, nhưng không được nhô vai lên, thân thể phải ngay thẳng, không được chồm tới



Bạch Hạc Lượng Xí



Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 5eTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 6aĐộng tác: Chân trái hơi nhấc lên, đi tới trước chân phải (hướng đông), dùng mủi chân chạm đất, đầu gối bên trái hơi cong lại; thân thể hơi chuyển qua tráị Đồng thời, bàn tay phải nhấc lên về phía trước, vừa lên vừa xoay "nội tuyền" làm cho lòng bàn tay hướng ra ngoài; bàn tay trái doồng thời vẻ hình cong đi xuống bên cạnh hông. Mắt hơi nhìn tới bàn tay phải nhấc lên, rồi nhìn thẳng về phía trước, nhãn thần cần thoáng tới hai bàn tay
Yếu điểm:
1. Từ thế "đề thủ thượng thế" qua đến "bạch hạc lượng xí" phải cần có khí thế đi lên, nhưng chân phải cần phải hạ xuống, cần dãn lưng, như vậy mới có vẻ trên dưới đối lập, có cảm giác thân thể và tay chân dãn dài ra, nhưng cần chú ý không được làm thành vẻ ưởn bụng; "đỉnh kình" đi lên, tinh thần tức nhiên hưng khởi lên, trầm khí xuống bên hông, thân thể phần dưới sẽ ổn định và chìm xuống; mủi chân phải chỉ chạm mặt đất, không được dùng để đở thân thể
2. Lúc làm xong thế "Bạch Hạc Lượng Xí", hai cánh tay cần hiện thành hình cung, không được thẳng băng: bàn tay phải tuy ở mé trên trước trán, nhưng không được nhấc cùi chỏ lên, hoặc nhô vai, cần thả tung vai và chìm cùi chỏ và "tọa uyển"; thân thể vẫn cần bảo trì ngay thẳng, không được chồm tới trước, hoặc ngửa ra sau, không được ưởn ngực, nhô đít
Tả Lâu Tất Ảo Bộ







Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 6aTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 7aDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 7bĐộng tác thứ nhất: Eo lưng hơi chuyển qua bên phải, đầu xương hông hơi thu lạị Tùy theo eo lưng chuyển, vai bên phải hạ xuống thả lỏng, cùi chỏ phải chìm xuống, tự nhiên đem theo bàn tay phải đi xuống vẻ một vòng cung qua bên hông phải, vừa hạ vừa "ngoại tuyền" làm cho lòng bàn tay từ từ xoay lên trên; đồng thời bàn tay trái cũng tùy theo eo chuyển từ bên trái phía dưới đi lên về phía trước, cao bằng hoành cách mô, vẻ một vòng cung qua bên phảị Mắt tùy theo eo chuyển nhìn ra trước, nhãn thần cần thoáng về bàn tay phải, rồi lập tức qua tay trái
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 7cĐộng tác thứ hai: Chân trái nhấc lên, phần trên thân thể tiếp tục chuyển qua bên phải; tùy theo thân chuyển, bàn tay phải vẻ vòng cung xiêng xiêng về phía bên phải đi lên, bàn tay trái tiếp tục vẻ một vòng cung về bên phải xuống dưới bụng; mắt hơi nhìn qua bàn tay phải rồi qua bàn tay trái
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 7dDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 7eĐộng tác thứ ba: Chân trái hạ xuống về phía trước, gót chân chạm đất trước, tùy theo trọng tâm từ từ đi qua chân trái mà toàn bàn chân đạp xuống, thân thể cũng từ từ chuyển qua trái, cong chân trái duổi chân phải, thành "tả cung bộ"; Đồng thời, bàn tay trái tùy thể chuyển đi xuống qua trước đầu gối trái, lấy một nửa vòng tròn ôm qua bên hông trái; bàn tay phải cũng tùy theo trọng lượng đi về phía trước và chuyển thể mà tiếp tục vẻ một vòng cung đi lên qua một bên tai đẩy ra trước (đông). Mắt nhìn tới tay trái ôm gối rồi nhìn ra đằng trước, nhãn thần thoáng đến bàn tay phải đẩy ra






Yếu điểm:

1. Hai bàn tay phải tùy theo eo lưng mà chuyển động; phần eo lúc chuyển qua phải rồi qua trái, nhất thiết không được lắc lư, bởi vì nếu lắc lư, phần thân phía trên lập tức bị nghiêng hoặc bị xéo hoặc bị chồm tới hoặc bị ngửa về sau, không đúng với quy tắc "lập thân trung chính". Lúc bước tới phía trước, phần thân thể phía trên cũng phải cần ngay thẳng, tránh không bị chồm tới hay ngửa ra saụ Trong quá trình bước tới, bởi chỉ có một chân rùn xuống làm chống đở, do đó thường thường sẽ lo chiếu cố thân thể xông ngang về trước mà làm cho phần đít nhô ra, thế là không phù hợp với yêu cầu "kiểm đích" và "vĩ lư chính trung", điều ấy phải cần lưu ý. Lúc chiêu thức đạt tới điểm cuối, hai bàn tay phải cùng đến đồng thời, không được một bàn tay đã ngừng còn bàn tay kia vẫn còn đang vận động

2. Trong động tác thứ hai, bàn tay phải từ dưới đi qua phải đi lên phải cần nhất trí với chân trái nhấc lên; Thân thể chuyển qua phải, biến thàng cung bộ, cũng nhất trí với bàn tay phải đẩy ra, nguyên các động tác lâu tất ảo bộ cần phải làm tới mức hiệp điệu, viên mãn (tròn đầy), nhu hòa, không được có hiện tượng ngưng trệ hoặc góc cạnh

3. Lúc vai bên phải chìm xuống bên phải và thả lỏng, không được làm thành vẻ vai phải thấp vai trái caọ Nguyên chiêu thức, hai vai đều ngang nhau

4. Phàm là trong chiêu lâu tất ảo bộ, tay ôm gối phải làm hình cong, tránh duổi thẳng ra; bàn tay phải đẩy ra, phải hơi hơi xoay xoay lúc đẩy ra, nhưng đến cuối điểm rồi, lòng bàn tay không được chính diện với phía trước, mà phải hơi hướng về bên trái, hai bàn tay phải "tọa uyển"


Thủ Huy Tỳ Bà






Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 7eTư thế trước đó


Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 8aDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 8bĐộng tác: Trọng tâm từ từ toàn bộ chuyển qua chân trái (như đã nói trước, một chân cong xuống đảm phụ bảy phần trọng lượng, cần hoàn toàn đạp xuống thực), chân phải hơi nhấc lên, tiến về phía trước chừng một bàn chân rồi đặt xuống, trọng tâm từ từ toàn bộ chuyển qua chân phải, thân thể từ từ chuyển qua bên phải; chân trái hơi nhấc lên về phía trước cũng chừng một bàn chân, rồi đặt xuống, dùng gót chân chạm đất, mủi chân hơi bật lên, đầu gối hơi cong, thành "tả hư bộ". Đồng thời, bàn tay trái tùy theo thể chuyển vẻ một vòng cung đưa lên, vừa đi vừa xoay "ngoại tuyền" làm cho lòng bàn tay hướng về bên phải, ngón trỏ cao bằng lông mày; bàn tay phải cũng đồng thời tùy theo chuyển thể kéo về phía dưới, cánh tay hơi "ngoại tuyền" làm cho lòng bàn tay hướng qua bên trái, thu vào đến cùi chỏ trái bên trong, hai lòng bàn tay đối với nhau xa xa, làm thành hình ôm tỳ bà. Mắt nhìn xuyên qua bàn tay trái nhìn thẳng ra trước


Yếu điểm:

1. Lúc chuyển từ thế lâu tất ảo bộ sang thủ huy tỳ bà, trọng tâm đi về phía trước rồi về phía sau đều cần phần trên thân thể ngay thẳng, không được chồm tới trước hoặc ngửa về sau

2. Lúc bàn tay phải thu về sau, phải lấy eo lưng làm trục, cần tung vai, chìm cùi chỏ, trầm cổ tay, như vậy mới thu hồi một cách "tiết tiết quán quán" (liên quán); cần phải lấy thân thể dẫn đạo cho bàn tay, không được chỉ cố kéo tay về mà không lo các bộ phận vai và cùi chỏ

3. Bàn tay trái đưa lên cần vẻ hình cung, cánh tay trái cũng không được thẳng băng

4. Sử chiêu Thủ huy tỳ bà phải cần có khí thế hạ trầm, nhưng tinh thần cần phải có ý tứ đầy nhẹ nhàng hoạt bát

5. Cùng có yếu điểm của chiêu "Đề thủ thượng thế", duy chỉ có bên trái bên phải





Tả Hữu Lâu Tất Ảo Bộ


Tả Lâu Tất Ảo Bộ


Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 8bTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 9aĐộng tác thứ nhất: Eo lưng hơi chuyển qua bên phải, đầu xương hông hơi thu vàọ Tùy theo eo chuyển, vai bên phải hạ xuống thả tung, cùi chỏ phải hạ trầm, t+. nhiên kéo bàn tay phải vẻ một vòng cung xuống dưới qua bên hông phải, vừa đi xuống vừa "ngoại tuyền", làm cho lòng bàn tay từ từ xoay lên trên; đồng thời bàn tay trái cũng tùy theo eo chuyển, từ trước mặt vẻ một vòng cung qua bên phải xuống dưới, vừa đi vừa "nội tuyền" làm cho lòng bàn tay xoay xuống đất. Mắt tùy đi theo eo chuyển nhìn ra trước, nhãn thần cần thoáng đến bàn tay phải
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 7cĐộng tác thứ hai
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 7dDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 9bĐộng tác thứ ba

[size=21]Hữu Lâu Tất Ảo Bộ


Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 9cĐộng tác thứ nhất: Chân trái lấy gót chân làm trục, mủi chân xoay ra ngoài 45 độ, thân thể từ từ chuyển qua bên tráị Tùy theo chuyển thể, bàn tay trái từ từ vẻ một vòng cung về phía sau bên trái, vừa đi vừa "ngoại tuyền" làm cho lòng bàn tay hướng lên trên; Đồng thời, bàn tay phải cũng tùy theo chuyển thể từ phía trước vẻ một vòng cung qua bên trái đi xuống, vừa đi vừa "nội tuyền" làm cho lòng bàn tay xoay xuống dướị Mắt đi theo thể chuyển nhìn ra trước, nhãn thần cần thoáng đến bàn tay phải
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 9dĐộng tác thứ hai: Trọng tâm từ từ toàn bộ đi qua chân tráị chân phải nhấc lên bước tới, thân thể tiếp tục chuyển qua bên trái; tùy theo chuyển thể, bàn tay trái vẻ vòng cung đi lên về mé xiêng góc bên trái, bàn tay phải tiếp tục đi vòng cung qua bên trái xuống đến trước bụng; nhãn thần cần phải thoáng đến bàn tay trái rồi lập tức qua bàn tay phải

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 9eDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 9fĐộng tác thứ ba: Chân phải hạ xuống về đằng trước, gót chân chạm xuống trước, tùy theo đó trọng tâm từ từ đi qua chân phải và bàn chân đạp xuống đất hoàn toàn, thân thể cũng từ từ chuyển qua bên phải, cong chân phải, duổi chân trái, thành hữu cung bộ; Đồng thời, bàn tay phải tùy theo chuyển thể đi xuống qua dầu gối phải vẻ một nửa vòng tròn qua tới một bên hông phải; bàn tay trái cũng tùy theo trọng tâm đi về trước và thân thể chuyển qua phải mà tiếp tục vẻ một vòng cung đi lên, qua bên tai trái rồi đẩy về phía trước. Mắt nhìn liếc qua bàn tay phải ôm gối rồi nhìn thẳng ra trước, nhãn thần cần thoáng đến bàn tay trái đẩy ra trước

[size=21]Tả Lâu Tất Ảo Bộ

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 9jĐộng tác thứ nhất: Giống động tác thứ nhất của chiêu tả lâu tất ảo bộ
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 7c[url=http://www.geocities.com/tlekhac.geo/taichi/duong7.html#2]Động tác thứ hai: Giống động tác thứ hai của chiêu tả lâu tất ảo bộ
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 7dDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 7eĐộng tác thứ ba: Giống động tác thứ ba của chiêu tả lâu tất ảo bộ
Yếu điểm:
1. Cùng có chung yếu điểm với lâu tất ảo bộ phía trước
2. Lúc luyện tập chiêu thức này,
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 9g bộ hình của chân cong và chân duổi không được đứng cùng một đường thẳng như hình bên cạnh,
như vậy rất dễ bị sản sinh hiện tượng trọng tâm không ổn và xiên xẹo;
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 9h Ắt phải cho chân trước và chân sau xa nhau hai bên, như tả cung bộ thì như hình bên cạnh,
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 9i và hữu cung bộ thì như hình bên cạnh.
Do đó, mỗi khi tiến bước hoặc lùi bước là phải chú ý để chân xuống hơi dang ra một chút, mới thấy rõ sự bình ổn. Thái Cực Quyền Luận có câu "Hướng tiền thoái hậu nãi năng đắc cơ đắc thế", là có bao quát sự chính xác của bộ hình và bộ pháp ở trong đó

[/url]Thủ Huy Tỳ Bà



Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 7eTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 8aDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 8bĐộng tác: Giống động tác chiêu Thủ huy tỳ bà
Yếu điểm:
Xem yếu điểm chiêu Thủ huy tỳ bà




[/size]
Tả Lâu Tất Ảo Bộ



Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 8bTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 9aĐộng tác thứ nhất: Giống động tác thứ nhất của chiêu Tả lâu tất ảo bộ trong Tả Hữu lâu tất ảo bộ
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 7cĐộng tác thứ hai: Giống dộng tác thứ hai của chiêu Tả lâu tất ảo bộ
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 7dDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 11aĐộng tác thứ ba: Giống động tác thứ ba của chiêu Tả lâu tất ảo bộ
Yếu điểm:
Chung yếu điểm với chiêu Tả lâu tất ảo bộ





Tấn Bộ Bản Lan Trùy


Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 11aTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 12aĐộng tác thứ nhất: Mủi chân trái xoay ra ngoài 45 độ, thân thể từ từ chuyển qua trái, tùy theo đó trọng tâm từ từ đi về phía trước ở chân trái, chân phải gót chân rời khỏi mặt đất (bắt đầu tiến bước). Tùy theo thể chuyển, bàn tay phải vẻ một vòng cung qua bên trái đi xuống, ngang với hông, vừa đi vừa nắm tay lại thành trái đấm, vừa xoay "nội tuyền" làm lòng bàn tay hướng xuống đất; bàn tay trái cũng tùy theo thể chuyển đi về phía sau bên tráị Nhãn thần thoáng đến bàn tay phải đi xuống, nhưng không được cúi đầu
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 12bDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 25cĐộng tác thứ hai: Trọng tâm từ từ toàn bộ chuyển qua chân trái, chân phải nhấc lên về phía trước. Đồng thời, nắm tay phải vòng xuống phía trước bên phải; bàn tay trái vẻ một vòng cung từ trái đi lên, không cao quá tai, vừa đi vừa xoay "nội tuyền" làm cho lòng bàn tay hướng xuống mé dướị Mắt hơi nhìn nắm tay phải vòng xuống, lập tức từ từ chuyển qua bên phải nhìn thẳng. Hình bên phải là phản diện của hình bên trái
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 12cDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 12dĐộng tác thứ ba: Chân phải đạp một bước xéo qua bên phải về phía trước (đông nam), gót chân chạm mặt đất trước, sau đó mủi chân xoay ra ngoài đạp thực, trọng tâm từ từ toàn bộ đi qua chân phải, chân trái nhấc lên; thân thể đồng thời từ từ chuyển qua bên phảị Tùy theo thân chuyển, nắm tay phải từ bên trái đi lên qua trước ngực đẩy ra, vừa đè bật ra vừa xoay "ngoại tuyền" làm cho lòng nắm tay từ từ hướng lên trên về bên trong; sau đó từ từ kéo về sau xuống dưới; bàn tay trái cũng đồng thời theo chuyển thể vẻ vòng cung về bên phải qua bên trong tay phải rồi (đưa) ra trước ngăn, lòng bàn tay xoay về hướng bên phảị Nhãn thần thoáng đến tay trái đưa ra ngăn
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 25dDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 25eHình phản diện của hai hình trên

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 12eDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 25fĐộng tác thứ tư: Chân trái bước đến một bước, gót chân chạm mặt đất trước; đồng thời, thân thể tiếp tục chuyển về bên phải; tùy theo chuyển thể, bàn tay trái tiếp tục ngăn ra đằng trước, nắm tay phải vẻ vòng cung kéo về một bên hông, lòng nắm tay hướng lên trên; Mắt nhìn thẳng về trước, nhãn thần cần thoáng đến bàn tay trái đưa rạ Hình bên phải là phản diện của hình bên trái

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 12fDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 25gĐộng tác thứ năm: Tùy theo đó trọng tâm từ từ chuyển qua chân trái, chân trái từ từ đạp thực; cong chân trái, duổi chân phải, thành "tả cung bộ"; đồng thời, thân thể từ từ chuyển qua tráị Tùy chuyển thể, nắm tay phải đấm về phía trước, hổ khẩu từ từ hướng lên trên, bàn tay trái thu lại, "tọa uyển", ngón tay chéo chéo lên trên, tựa vào bên trong cánh tay phảị Mắt nhìn thẳng ra trước, nhãn thần cần thoáng đến tay phải đấm rạ Hình bên phải là phản diện của hình bên trái
Yếu điểm:
1. Lúc đang liên tục tiến bước, cần phải "Tấn bộ như miêu hành" (bước như mèo đi), và cũng cần tốc độ đều, "thượng hạ tương tùy" (trên dưới đi với nhau), phần trên thân thể cần ngay thẳng, không được xiên xẹo hoặc chồm trước ngửa sau; lúc chân phải bước tới một bước, cần dang rộng ra hơn thường một tý, và cũng chú ý tránh phần trên thân thể vì theo chân bước tới mà nghiêng về bên phải
2. Bộ pháp và thủ pháp cần theo eo lưng mà chuyển động; lúc nắm tay phải bật ra, không được ra xa quá thân thể, và cũng chú ý không được đưa cùi chỏ lên; lúc nắm tay phải đấm ra phải cần tùy theo chuyển động của eo lưng, và cũng hơi xoay "nội tuyền" làm cho hổ khẩu hướng lên trên; lúc nắm tay phải đấm ra, trung gian từ "tâm" đấm ra ngoài, đấy gọi là "quyền tòng tâm phát" (quyền từ tâm phát ra)
3. Lúc luyện chiêu này, nắm tay cần tự nhiên nắm lại, không được dùng sức nắm chắc vào



Như Phong Tự Bế



Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 12fDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 25gTư thế trước đó
Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 13aDương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 13bĐộng tác thứ nhất: Chân phải cong lại, trọng tâm từ từ đi về phía sau nơi chân phảị Đồng thời, bàn tay trái qua cùi chỏ phải duổi ra ngoài về bên phải, dọc theo cánh tay phải lướt ra, vừa đi vừa "ngoại tuyền" làm cho lòng bàn tay xoay vào trong; nắm tay phải biến thành bàn tay, chìm cùi chỏ vẻ một vòng cung kéo về bên trong, vừa đi vừa "ngoại tuyền" làm cho lòng bàn tay xoay vào trong; hai bàn tay cao ngang vai, đầu ngón tay chỉ lên, hai cánh tay giao chéo nhau, tay phải bên trong. Nhãn thần thoáng đến hai bàn tay

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 13cĐộng tác thứ hai: Trọng tâm tiếp tục đi về phía sau, chân phải "tọa thực"; hai bàn tay phân khai ra hai bên, hơi hẹp hơn hai vai, vừa phân ra vừa từ từ "nội tuyền" làm cho hai lòng bàn tay tương đối nhau

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức 13dĐộng tác thứ ba: Trọng tâm từ từ đi về phía trước, cong chân trái, duổi chân phải, thành "tả cung bộ"; đồng thời hai bàn tay đẩy ra ngoài, vừa đẩy vừa tiếp tục "nội tuyền" làm cho lòng bàn tay xéo ra trước, cổ tay cao bằng vai; mắt nhìn thẳng ra phía trước, nhãn thần cần thoáng đến hai bàn tay đẩy ra
Yếu điểm:
1. Hai cánh tay cần phải theo thân thể chìm về phía sau mà kéo lui; lúc hai cánh tay giao chéo nhau, phải tránh hai vai co lại hoặc nhô lên; cần "tung kiên, đọa trửu" (lỏng vai, chìm cùi chỏ); hai cùi chỏ hơi phân khai ra, nách cần phải hở một khoảng trống chừng một nắm tay, nhưng phần cùi chỏ không được lồi ra ngoài hoặc đưa lên; đồng thời hai cùi chỏ không được kéo lui về phía sau thân thể, để khỏi bị đem mình vào chỗ khốn
2. Trọng tâm đi về phía sau, cần phải "tọa thực" chân phải, thả tung eo và hông, không được làm sao mà trọng tâm không có chỗ đi về sau, mà thành ra chỉ ngửa thân về sau thôi; "Hậu tọa" phải cần phần trên thân ngay thẳng. Lúc trọng tâm đi về phía trước hoặc phía sau, cần chú ý ngực, bụng cùng tới cùng lui, không được trước sau, thân pháp tất được bảo trì ngay thẳng, không đến nổi làm thành vẻ chồm tới hoặc ngửa ra
3. Cùng chung yếu điểm 1,2 của chiêu "án" trong Lãm Tước Vĩ

Back to top Go down

Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức Empty Re: Dương Gia Thái Cực Quyền 85 thức

Post by Sponsored content


Sponsored content


Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum